Có thời kỳ, ở châu Âu còn lên cơn sốt… sưu tập sừng người. Chỉ những người giàu có mới đủ tiền mua những chiếc sừng đã được phẫu thuật. Hiện Bảo tàng Luân Đôn vẫn còn trưng bày một chiếc sừng người dài 27cm, chu vi 7cm.
Khi người ta nói “bị cắm sừng”, hoặc “mọc sừng” thường là theo nghĩa bóng, có nghĩa là bị người bạn đời phản bội. Chuyện “bị cắm sừng”, trên thế giới này là con số hàng triệu. Nhưng đó chỉ là những chiếc sừng theo nghĩa bóng. Nhiều loài động vật có sừng như trâu bò, hươu nai, tê giác… và chiếc sừng là công cụ để chống lại kẻ thù.

Thế nhưng, dù hiếm gặp, song thế giới thi thoảng vẫn xuất hiện những người… mọc sừng theo đúng nghĩa đen. Những chiếc sừng mọc trên thân thể người không những chẳng có tác dụng gì, mà mang lại sự phiền toái cho con người. Trông những người mọc sừng chả khác gì dị nhân. Những chiếc sừng bỗng dưng mọc trên thân thể người vẫn là những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Vì sao con người mọc sừng?
 
Vì sao con người mọc sừng?
 
Vì sao con người mọc sừng?
Cụ Trương Thụy Phương (thôn Lâm Lầu, huyện Lỗ Sơn, thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), hiện 102 tuổi, nổi tiếng với chiếc sừng trên trán. 

Ngược về lịch sử xa xưa, hai nhân vật nổi tiếng mọc sừng được nhắc đến nhiều là Alexander Đại Đế (Hy Lạp) và Moss – lãnh tụ Do Thái. Không rõ thực hư thế nào, họ có sừng thật, hay lắp sừng giả để tạo uy phong, vì không có gì để kiểm chứng.
Vào thế kỷ 16, sách vở, tài liệu chính thống nhắc nhiều đến một người đàn ông có sừng nhô ra từ trán, giống hệt sừng tê giác. Người đàn ông này đã được bác sĩ Fabricius Hildanus, người Đức, phẫu thuật thành công chiếc sừng. Vị bác sĩ này miêu tả rất kỹ về nhân vật đó và chiếc sừng lạ. Ông còn vẽ lại nhân vật và chiếc sừng để đời sau nghiên cứu.
Thế kỷ 17, nhà tự nhiên học Bartholinus, thuộc Viện giải phẫu sinh lý người của Hà Lan, đã công bố công trình nghiên cứu về những người mọc sừng nổi tiếng. Ông ghi chép, miêu tả nhiều nhân vật mọc sừng như tê giác, bò tót. Ông còn nhắc đến một cụ bà, đã cắt chiếc sừng quý dài 30cm của mình để dâng tặng nhà vua.
Vì sao con người mọc sừng?
 

Câu chuyện về người mọc sừng của vị bác sĩ người Đức và nhà tự nhiên học người Hà Lan là cảm hứng cho hàng trăm tiểu thuyết rùng rợn và sau này là những bộ phim kinh dị nổi tiếng.
Có thời kỳ, ở châu Âu còn lên cơn sốt… sưu tập sừng người. Chỉ những người giàu có mới đủ tiền mua những chiếc sừng đã được phẫu thuật. Hiện Bảo tàng Luân Đôn vẫn còn trưng bày một chiếc sừng người dài 27cm, chu vi 7cm.
Người mọc sừng nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là lão nông người Trung Quốc tên là Wang. Ông này có chiếc sừng nhọn, dài tới 35cm, nhô lên từ đỉnh đầu, trông chẳng khác gì sừng… tê giác.
Vì sao con người mọc sừng?
 

Hàng loạt ông chủ của các show diễn giật gân ở Mỹ và châu Âu đã săn tìm Wang để đưa về  nhóm biểu diễn của mình. Các ông chủ treo giải thưởng lớn nếu ai thuyết phục được Wang tham gia biểu diễn. Tuy nhiên, người đàn ông này bỗng mất tích, không bao giờ xuất hiện trở lại. Không biết ông ta ẩn cư ở đâu, hay bị các nhà sưu tầm bắt cóc để cưa mất sừng?
Có một điểm chung nhất là sừng chỉ mọc trên những người lớn hoặc già, chứ không thấy xuất hiện trên trẻ em. Nhiều nhà khoa học, bác sĩ đã nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng mọc sừng, song vẫn chưa có được lời giải thích thỏa đáng.
Vì sao con người mọc sừng?
 

Phần nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng mọc sừng là do u xương lành tính. Một số ý kiến khác cho đây là biến thể của loại bệnh cornu cutaneum (thừa màng da).
Những bác sĩ trong ngành da liễu cho rằng, sừng là biến đổi bệnh lý tiền ung thư. 10% các ca sừng có khả năng ung thư. Chuyện phơi nắng nhiều, hấp thu quá nhiều các tia tử ngoại cũng có khả năng tạo sừng.

Tiến sĩ Madhusudan, bác sĩ tại một bệnh viện ở Narasimharajapura cho rằng nguyên nhân mọc sừng có thể là do tích mỡ dưới da. Các nhà khoa học coi hiện tượng này là hiện tượng kỳ lạ của khoa học và họ vẫn đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. 
Theo VTC news

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT