Mùa hè năm 2002, cô bé Jamelia, 12 tuổi, vui mừng được rời nước Anh trở về quê hương ở châu Phi tận hưởng một kỳ nghỉ hè đầy nắng. Cô gái ham đọc còn mang theo cả một vali sách theo kỳ nghỉ của mình. Jamelia ngỡ rằng mình sẽ có những trải nghiệm thú vị ở vùng đất mà cha mẹ cô đã rời xa từ lâu, nhưng thực tế, đó lại là kỳ nghỉ để lại trong cô những vết sẹo về cả thể chất lẫn tâm hồn không bao giờ phai nhạt.
Nỗi ám ảnh của những cô gái trẻ
"Tôi được mẹ dẫn tới một căn phòng toàn phụ nữ. Tôi không biết chính xác những gì sẽ xảy ra ở đó nhưng tôi biết họ định cắt cái gì đó. Mọi người khiến chúng tôi thực sự tin rằng việc đó là một nghi lễ tôn giáo. Tôi đã định bỏ trốn nhưng họ giữ chặt tôi lại. Rất nhiều người phụ nữ chia ra thành nhóm giữ chặt các bé gái khác. Tôi buộc phải nằm xuống và nhớ là đã ngước lên trần nhà và nhìn chằm chằm vào chiếc quạt trần đang quay để dũng cảm đối chọi với đau đớn" - Jamelia nhớ lại.
Nỗi ám ảnh của những cô gái trẻ
"Tôi được mẹ dẫn tới một căn phòng toàn phụ nữ. Tôi không biết chính xác những gì sẽ xảy ra ở đó nhưng tôi biết họ định cắt cái gì đó. Mọi người khiến chúng tôi thực sự tin rằng việc đó là một nghi lễ tôn giáo. Tôi đã định bỏ trốn nhưng họ giữ chặt tôi lại. Rất nhiều người phụ nữ chia ra thành nhóm giữ chặt các bé gái khác. Tôi buộc phải nằm xuống và nhớ là đã ngước lên trần nhà và nhìn chằm chằm vào chiếc quạt trần đang quay để dũng cảm đối chọi với đau đớn" - Jamelia nhớ lại.
"Tôi không nhớ tôi đã la hét như thế nào. Điều tôi còn nhớ rõ nhất đó là tôi đã cảm thấy vô cùng đau đớn, tôi nhớ tôi nhìn thấy máu ở khắp mọi nơi" - Jamelia kể lại.
Thực tế, Jamelia được mẹ đưa đi cắt cửa mình - một thủ tục bắt buộc với các cô gái trong độ tuổi nhi đồng ở quê Jamelia và được coi là một phần của tôn giáo. Mẹ cô đã lén đưa thêm tiền để người phụ nữ làm phẫu thuật thay một con dao khác có vẻ sạch hơn để làm cho cô.
Cắt cửa mình ở nữ giới hay còn gọi là cắt bao quy đầu nữ (Female Circumcision) là hoạt động tiến hành cắt bỏ nếp da bao quanh âm vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra dung dịch chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp cặn gây mùi hôi. Sau đó cửa mình được khâu lại và chỉ để hở một lỗ nhỏ. Lỗ nhỏ này giúp các bé gái vẫn có thể quan hệ tình dục và sinh nở được bình thường.
Thực tế, Jamelia được mẹ đưa đi cắt cửa mình - một thủ tục bắt buộc với các cô gái trong độ tuổi nhi đồng ở quê Jamelia và được coi là một phần của tôn giáo. Mẹ cô đã lén đưa thêm tiền để người phụ nữ làm phẫu thuật thay một con dao khác có vẻ sạch hơn để làm cho cô.
Cắt cửa mình ở nữ giới hay còn gọi là cắt bao quy đầu nữ (Female Circumcision) là hoạt động tiến hành cắt bỏ nếp da bao quanh âm vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra dung dịch chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp cặn gây mùi hôi. Sau đó cửa mình được khâu lại và chỉ để hở một lỗ nhỏ. Lỗ nhỏ này giúp các bé gái vẫn có thể quan hệ tình dục và sinh nở được bình thường.
Một nạn nhân thét lên vì đau đớn |
Có 4 loại cắt cửa mình được Tổ chức Y tế Thế giới thống kê ghi nhận. Nó được chia ra theo mức từ cắt một phần cho tới cắt toàn bộ cửa mình của các bé gái.
Hủ tục cắt cửa mình cho các bé gái ở độ tuổi từ 5 -12 mặc dù đã bị cấm và lên án rất nhiều nhưng ngày nay vẫn còn phổ biến tại 28 quốc gia châu Phi, Trung Đông, một số quốc gia châu á trong đó có Indonesia và Malaysia. Các quốc gia duy trì hủ tục này chủ yếu vẫn là các nước theo đạo Hồi.
Tuy nhiên, hủ tục này cũng vẫn được duy trì trong một nhóm người tại các nước tiên tiến như Australia, Canada, Mỹ và New Zealand.
Riêng ở Anh, mỗi mùa hè đều có khoảng 500 tới 2.000 bé gái, đa số là người gốc Phi, bị buộc tham gia hủ tục này. Một số được đưa ra nước ngoài để thực hiện phẫu thuật cắt cửa mình và được khâu cửa mình lại hẹp hơn nhằm chứng minh cho người chồng tương lai biết rằng họ vẫn còn trinh và giúp họ tăng khoái cảm.
Ở Indonesia, trong một cuộc khảo sát, 96% các gia đình được hỏi thừa nhận rằng họ đã cho con gái cắt cửa mình (Female Circumcision) trước 14 tuổi. Hàng năm, hàng trăm bé gái Indonesia ở nhiều tỉnh được mẹ đưa tới cắt cửa mình trong một ngày được ấn định chung vào mùa xuân. Các bé gái sau khi tham gia nghi lễ còn được tặng sữa hay quà chúc mừng.
Tuy nhiên, hủ tục này cũng vẫn được duy trì trong một nhóm người tại các nước tiên tiến như Australia, Canada, Mỹ và New Zealand.
Riêng ở Anh, mỗi mùa hè đều có khoảng 500 tới 2.000 bé gái, đa số là người gốc Phi, bị buộc tham gia hủ tục này. Một số được đưa ra nước ngoài để thực hiện phẫu thuật cắt cửa mình và được khâu cửa mình lại hẹp hơn nhằm chứng minh cho người chồng tương lai biết rằng họ vẫn còn trinh và giúp họ tăng khoái cảm.
Ở Indonesia, trong một cuộc khảo sát, 96% các gia đình được hỏi thừa nhận rằng họ đã cho con gái cắt cửa mình (Female Circumcision) trước 14 tuổi. Hàng năm, hàng trăm bé gái Indonesia ở nhiều tỉnh được mẹ đưa tới cắt cửa mình trong một ngày được ấn định chung vào mùa xuân. Các bé gái sau khi tham gia nghi lễ còn được tặng sữa hay quà chúc mừng.
Ánh mắt thảng thốt của cô bé chờ tới lượt mình |
Còn ở Somalia - một quốc gia châu Phi, tỷ lệ các bé gái trước 5 tuổi bị cắt cửa mình lên tới 98%. Hủ tục cắt cửa mình thường được tổ chức vào mùa hè nhân dịp kỷ niệm sinh nhật nhà tiên tri Mohammed.
Hủ tục xuất phát từ việc người đạo Hồi tin rằng, nó sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, có "đai bảo vệ" sự trinh tiết của mình trước khi lập gia đình. Còn những bé gái không làm phẫu thuật sẽ bị coi là ô uế và sẽ không thể sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng.
Ngoài ra, họ còn tin rằng một bé gái không được cắt cửa mình sẽ có bộ phận sinh dục không sạch sau khi đi tiểu và khiến chúng dễ mắc ung thư cổ tử cung. Và nếu cầu nguyện mà bộ phận sinh dục ô uế, lời cầu nguyện của họ sẽ không được lắng nghe.
Thông thường thời gian tiến hành phẫu thuật chỉ mất vài phút và cũng bị chảy rất ít máu. Nhưng trong những điều kiện phẫu thuật không đảm bảo sẽ dễ khiến các bé gái đau đớn, chảy máu nhiều, nhiễm trùng, vô sinh và thậm chí là tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần can thiệp, lên án và khuyến cáo cần chấm dứt hủ tục cắt cửa mình cho các bé gái. Nhiều nước phương Tây cũng đã ban hành lệnh cấm thực hiện và phổ biến hoạt động này. Từ năm 1997, Ai Cập cũng đã ban hành lệnh cấm cắt cửa mình ở nữ giới ngoại trừ trường hợp bắt buộc về mặt y tế. Các bác sĩ cũng bị cấm tiến hành làm phẫu thuật trái phép.
Nhưng tập tục này vẫn tiếp tục diễn ra bởi niềm tin trong dân chúng vẫn còn tồn tại mạnh mẽ. Các ca phẫu thuật chuyển sang tiến hành ở nhà bởi các bà đỡ, vừa thuận tiện lại vừa có chi phí rẻ hơn so với việc đi tới phòng khám, bệnh viện khiến nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật do không được khử trùng và gây mê tăng cao.
Nạn nhân lên tiếng
Một cuộc khảo sát ở Ai Cập cho thấy, 50% phụ nữ sau khi trải qua ca phẫu thuật cắt cửa mình hồi nhỏ đều cảm thấy họ phải chịu đựng hơn là được hưởng những ý nghĩa tốt đẹp mà truyền thống nói về nó.
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục tốt hơn và tăng khoái cảm cho người đàn ông là một phần nguyên nhân dẫn tới hủ tục cắt cửa mình tồn tại trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng trên thực tế cho thấy, nó được tiến hành phần nhiều là vì niềm tin tôn giáo.
Hủ tục xuất phát từ việc người đạo Hồi tin rằng, nó sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, có "đai bảo vệ" sự trinh tiết của mình trước khi lập gia đình. Còn những bé gái không làm phẫu thuật sẽ bị coi là ô uế và sẽ không thể sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng.
Ngoài ra, họ còn tin rằng một bé gái không được cắt cửa mình sẽ có bộ phận sinh dục không sạch sau khi đi tiểu và khiến chúng dễ mắc ung thư cổ tử cung. Và nếu cầu nguyện mà bộ phận sinh dục ô uế, lời cầu nguyện của họ sẽ không được lắng nghe.
Thông thường thời gian tiến hành phẫu thuật chỉ mất vài phút và cũng bị chảy rất ít máu. Nhưng trong những điều kiện phẫu thuật không đảm bảo sẽ dễ khiến các bé gái đau đớn, chảy máu nhiều, nhiễm trùng, vô sinh và thậm chí là tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần can thiệp, lên án và khuyến cáo cần chấm dứt hủ tục cắt cửa mình cho các bé gái. Nhiều nước phương Tây cũng đã ban hành lệnh cấm thực hiện và phổ biến hoạt động này. Từ năm 1997, Ai Cập cũng đã ban hành lệnh cấm cắt cửa mình ở nữ giới ngoại trừ trường hợp bắt buộc về mặt y tế. Các bác sĩ cũng bị cấm tiến hành làm phẫu thuật trái phép.
Nhưng tập tục này vẫn tiếp tục diễn ra bởi niềm tin trong dân chúng vẫn còn tồn tại mạnh mẽ. Các ca phẫu thuật chuyển sang tiến hành ở nhà bởi các bà đỡ, vừa thuận tiện lại vừa có chi phí rẻ hơn so với việc đi tới phòng khám, bệnh viện khiến nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật do không được khử trùng và gây mê tăng cao.
Nạn nhân lên tiếng
Một cuộc khảo sát ở Ai Cập cho thấy, 50% phụ nữ sau khi trải qua ca phẫu thuật cắt cửa mình hồi nhỏ đều cảm thấy họ phải chịu đựng hơn là được hưởng những ý nghĩa tốt đẹp mà truyền thống nói về nó.
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục tốt hơn và tăng khoái cảm cho người đàn ông là một phần nguyên nhân dẫn tới hủ tục cắt cửa mình tồn tại trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng trên thực tế cho thấy, nó được tiến hành phần nhiều là vì niềm tin tôn giáo.
Bó chân sau khi được cắt cửa mình để vết khâu mau lành |
Mặc dù cảm thấy không thể chấp nhận được, nhưng nhiều cô gái vẫn cam chịu tham gia vì họ tin sẽ bị ruồng bỏ nếu không cắt cửa mình. Còn các bà mẹ thì tin họ đang làm điều tốt nhất cho con cái mà ít ai nghĩ tới các tổn thương về thể chất lẫn tinh thần cũng như các nguy cơ có thể xảy ra do một ca phẫu thuật không an toàn đối với con gái họ.
Jamelia bây giờ đã 20 tuổi. Khi được hỏi về những trải nghiệm của mình 8 năm trước cô cho biết, sự kiện đó đã khiến nhân cách của cô hoàn toàn bị thay đổi sau đó. Jamelia cảm thấy cô đơn vì phải giữ bí mật về việc mình đã cắt cửa mình trong suốt một thời gian dài và cảm thấy tự ti vì mình khác biệt so với bạn bè. Cô cũng không thể tham gia các hoạt động thể thao hay bơi lội nữa.
Ước tính trên thế giới đã có khoảng 140 triệu phụ nữ bị cắt cửa mình và khoảng hơn 2 triệu người có nguy cơ buộc phải tham gia hoạt động này mỗi năm.
Ở Anh, luật cấm cắt cửa mình cho các bé gái đã được ban hành từ năm 1985 nhưng hàng năm vẫn có khoảng 2.000 bé gái vẫn được phẫu thuật lén lút ở các phòng khám tư nhân hay ở nước ngoài. Số lượng gia tăng đột biến trong mỗi mùa hè khi những người nhập cư đưa con cái của họ trở về quê hương để nghỉ ngơi và thực hiện nghi lễ tôn giáo.
Leyla Hussein, 29 tuổi, một người đã từng trải qua những ký ức đau đớn về cắt cửa mình đã chọn trở thành một chuyên gia tư vấn cho những người phụ nữ giống như cô đối phó với sự tức giận và những nỗi đau khổ riêng.
Hussein cũng đã tự thề rằng cô sẽ là người phụ nữ cuối cùng trong gia đình cô phải chịu đựng điều đó. Theo lời Hussein thì chính chồng cô mới là người nói ra điều đó trước ngay trong tuần trăng mật của họ. "Chúng ta sẽ không lặp lại điều đó với bất kỳ đứa con gái nào của chúng ta", Hussein tâm sự.
Hussein cảm thấy rất sốc khi thấy người chồng mới cưới của mình bỗng nhiên đề cập tới vấn đề đó mặc dù cô không hề kể với anh trước đó. Hussein nói rằng điều đó đã khiến cô nhận ra rằng cũng có rất nhiều nam giới không ủng hộ hủ tục này.
Hussein đã thành lập được một nhóm nạn nhân tiến hành các hoạt động phản đối hủ tục cắt cửa mình và quyết tâm đưa nó vào dĩ vãng. Trong tháng 6/2010, họ đã tiến hành một lễ diễu hành với khoảng 15-16 phụ nữ tham gia. Và đối với Hussein, đó mới chỉ là một thành công nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa khi chính các nạn nhân đã tự tin liên tiếng phản đối hủ tục này.
Còn nhiều nạn nhân đã bày tỏ sự bất bình và oán hận nhưng họ không thể đổ lỗi cho cha mẹ, những người yêu thương họ, về hành động xuất phát từ ý nghĩ tốt đẹp của họ.
Miriam cũng được cắt cửa mình năm lên 6 tuổi ở ngay tại nhà cô tại Somalia. Năm 12 tuổi, cô được chẩn đoán vô sinh do có một u nang trong cơ thể có liên quan tới sự kiện 6 năm trước. Hiện đang sống và làm việc tại Anh nhưng cô luôn luôn lo lắng và ám ảnh bởi quá khứ. "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều các cô gái hàng xóm xung quanh bị buộc phải cắt cửa mình, vì vậy tôi biết một ngày nào đó việc gì cần phải đến cũng sẽ đến với tôi. Chúng tôi đều biết trước điều gì sẽ xảy ra", Mariam nói.
"Nhưng đối với những cô bé sinh ra và lớn lên ở châu Âu, họ không hề biết tới tục lệ này trước nên họ sẽ bị tổn thương rất nhiều khi gặp phải", Mariam chia sẻ.
Những thế hệ mới sinh ra ở Anh đã lên tiếng lên án hủ tục này và muốn thay đổi nó. Mới đây, nhiều nạn nhân đã đồng loạt lên tiếng kể về những chấn thương mà họ phải gánh chịu.
Một số báo cáo vắn tắt của Tổ chức Y tế Thế giới về hủ tục này:
* Cắt cửa mình cho nữ giới (FGM) được tiến hành tại 28 nước châu Phi. Tỷ lệ các bé gái trên 5 tuổi bị bắt buộc phải tham gia hủ tục này cao nhất ở Somalia với khoảng 98% và thấp nhất ở Zaire 5 %.
* Đến tận những năm 1950, FGM vẫn được tiến hành ở Anh và Mỹ như một liệu pháp điều trị cho những người thủ dâm, động kinh, dễ bị kích động, những người đồng tính luyến ái và những phụ nữ có xu hướng tình dục lệch lạc khác.
* Một phần lý do sinh ra hủ tục này là phù hợp với tiêu chuẩn xã hội, tăng khả năng khoái cảm cho nam giới và giúp bộ phận sinh dục của phụ nữ sạch sẽ, thanh tịnh.
* Tại Sudan, 20-25% phụ nữ vô sinh là có liên quan tới các biến chứng sau FGM.
* Tại một số quốc gia ở châu Phi, những bé gái lại bắt đầu tìm kiếm tới FGM mà không có áp lực từ phía gia đình với ý nghĩ nhờ nó họ có thể chứng minh rằng mình là trinh nữ và trong sạch.
Theo GDVN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT