Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chính phủ đã trở thành công ty lớn nhất và là người quyết định sản xuất, điều chỉnh và cả thiết lập giá, dẫn đến hậu quả là bất cứ ai có quyền lực chính trị đều có thể sử dụng quyền lực đó để kiếm tiền, và tham nhũng đã trở thành một phần của hệ thống này.
Xuyên suốt quá trình lịch sử của mình, cứ mỗi lần Trung Quốc có sự vươn lên mạnh mẽ là một lần nước này có sự thay đổi trong tư tưởng. Kể từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cải cách từ năm 1978, Trung Quốc đã thay đổi mô hình phát triển của mình và khiến xã hội có những chuyển biến.
Sau ba thập kỷ thay đổi này, Trung Quốc đã từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp, đồng thời vươn lên trở thành nên kinh tế lớn thứ hai thế giới và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã phát triển gấp 10 lần so với năm 1978. Quốc gia này trải qua những kinh nghiệm và đạt tới một mức độ công nghiệp hóa cũng như chuyển đổi xã hội tương đương với mức mà châu Âu phải mất hơn hai thế kỷ chuyển đổi mới có được.
Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi này và phải có một bước tiến khác để thúc đẩy vai trò của mình trên trường quốc tế - đó là từ một cường quốc kinh tế thành một nước có vài trò lãnh đạo được thế giới công nhận và tôn trọng.
Hiện nay đã có những dấu hiệu công nhận vị trí và vai trò của Trung Quốc và chúng đang ngày càng phát triển. Cuộc điều tra ý kiến quốc tế năm nay của Pew Research Center cho thấy có 47% người trả lời tại 22 quốc gia tin rằng Trung Quốc sẽ thay thế vị trí của Mỹ trong vai trò siêu cường quốc hàng đầu thế giới, trong khi đó chỉ có 36% người nghĩ về điều ngược lại. Con số này đã có sự thay đổi theo hướng nghiêng về phía Trung Quốc khi tỷ lệ điều tra tương ứng của năm 2009 là 40% và 44%.
Thú vị hơn, người dân ở các nước phương Tây lại càng tỏ ra nghiêng về Trung Quốc hơn - 72% người được hỏi ở Pháp, 67% ở Tây Ban Nha, 65% ở Anh và 61% ở Đức tin rằng Trung Quốc sẽ thay thể vị trí của Mỹ và trở thành cường quốc số 1 thế giới. Thậm chí ngay cả ở Mỹ, Trung Quốc cũng chiếm lợi thế hơn. Tỷ lệ người Mỹ nghiêng về phía Trung Quốc khi trả lời cũng tăng lên 46% so với 33% của năm 2009, và chỉ hơn 1% người Mỹ tin vào việc Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt qua Mỹ.
Nhưng "mô hình Trung Quốc" có thể giúp gì cho nước này trong việc chuyển đổi trở thành nước có thể nắm vai trò lãnh đạo và được quốc tế thừa nhận?
Mô hình Trung Quốc= tự do kinh tế + áp lực chính trị
Mô hình Trung Quốc đại diện cho một hệ thống phát triển phức tạp của nước này trong 30 năm qua, thể hiện những tính chất độc đáo của nền văn hóa, địa lý và triết lý cai trị đất nước.
Trong khi các phương tiện truyền thông của Trung Quốc gọi sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ của chủ tịch Mao Trạch Đông là "nền kinh tế thị trường xã chủ nghĩa mang đặc tính Trung Quốc", các học giả trên thế giới lại cho rằng đặc trưng của "mô hình Trung Quốc" đó là sự kết hợp của chủ nghĩa độc đoán và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hoàn toàn tương phản với Mỹ.
Phát triển theo mô hình này, Trung Quốc đã thành công trong việc tìm ra một con đường phát triển khác so với phương Tây và cuối cùng có thể đảo ngươc xu hướng một chiều luôn phỏng theo phương Tây trong quá trình hiện đại hóa.
Điều này là hết sức cần thiết đối với Trung Quốc để áp dụng mô hình riêng của mình trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, khi mà những thiếu sót của mô hình phát triển của châu Mỹ La Tinh và các đồng minh của Mỹ không phù hợp với nước này để làm cơ sở chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp.
Mô hình này đã chứng minh được thế mạnh tuyệt vời của mình, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 và trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây bắt nguồn tại Mỹ năm 2008. Nền kinh tế tăng trưởng 7,9% năm 2009 và 10% năm 2010 trong khi nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng trung bình ở mức 1,6%.
Kết quả là những lý thuyết về "sự sụp đổ của Trung Quốc" lại tự sụp đổ trước và mô hình Trung Quốc ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Với việc phát triển kinh tế thịnh vượng mà không cần thiết phải chuyển đổi sang nền dân chủ, Trung Quốc đã có đủ tự tin để truyền bá rộng rãi mô hình chính trị cũng như bản sắc văn hóa của mình.
Mô hình phát triển của Trung Quốc đã thành công bởi nó bao gồm cả hai đặc điểm chung và riêng của nước này. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã được hưởng lợi từ chính sách "cải cách và mở cửa", trong đó chủ yếu cho phép người dân Trung Quốc quyền cá nhân để phát triển kinh tế.
Như vậy thành công đã đến từ việc Trung Quốc đã có phương hướng đúng đắn với các quy chuẩn chung, đó là vấn đề thị trường hóa, toàn cầu hóa và tư nhân hóa. Việc thực hiện những tiêu chuẩn chung này một cách độc đáo, kết hợp với các đặc tính riêng của Trung Quốc đã tạo nên thành công này. Các quốc gia khác có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ mô hình Trung Quốc, nhưng không thể nào bắt chiếc theo, đơn giản bởi "đặc tính Trung Quốc" không thể áp dụng với nước khác.
Bởi vậy, chỉ có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa thực sự của mô hình Trung Quốc khi đặt nó vào bối cảnh Trung Quốc. Bản chất của mô hình này đó là ĐCSTQ vẫn tiếp tục duy trì "chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Quốc"; can thiệp vào thị trường, thực hiện tư nhân một cách hạn chế, duy trì ổn định xã hội để đảm bảo sự độc quyền về quyền lực chính trị và loại bỏ sự phân chia quyền hạn thành ba dạng: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy vai trò hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là một nhân tố cần thiết để tạo nên thành công của mô hình Trung Quốc. Trung Quốc không thể đạt được những thành công đáng kể như vậy trong vòng 30 năm nếu thiếu đi sự trợ giúp của hệ thống này. Đây cũng là điều khiến mô hình của Trung Quốc khó có thể lặp lại trên các quốc gia khác.
Mô hình Trung Quốc bao gồm 2 thành phần chính: sao chép các yếu tố thành công của tự do hóa nền kinh tế ở các nước khác và sự độc quyền của ĐCSTQ.
Rowan Callick chỉ ra rằng đặc điểm của mô hình Trung Quốc là sự tự do kinh tế cộng với áp lực chính trị. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã phát triển nền kinh tế mà không có dân chủ hóa nền chính trị trong vòng 30 năm. Mô hình phát triển tương tự như vậy cũng đã xuất hiện ở một số nơi khác như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Và các nước này đều nhận ra rằng nền dân chủ có thể vươn lên giành quyền kiểm soát hoặc trở nên không thể tránh khỏi.
Liệu mô hình Trung Quốc còn phù hợp trong tương lai?
Mô hình Trung Quốc đã thành công cho đến nay, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ mãi duy trì sự phát triển của nền kinh tế. Kể từ khi cải cách và mở cửa thị trường, nền kinh tế phát triển phụ thuộc lớn và thương mại, đầu tư nước ngoài, tiết kiệm nội địa và hiện là thị trường bất động sản.
Tất nhiên việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển là không cần bàn cãi, câu hỏi đặt ra là tự do kinh tế và áp lực chính trị có thể tiếp tục cùng tồn tại ở quốc gia này trong bao lâu nữa. Hầu hết các bài viết về vấn đề này đều tiếp cận vấn đề bằng những phân tích vi mô để nhấn mạnh rằng các vấn đề trong nước đang cản trở sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai.
Các bài phân tích này cho thấy Trung Quốc sẽ không thể duy trì động lực tăng trưởng kinh tế nếu chính phủ không thể giải quyết các vấn đề một cách thích hợp. Tuy nhiên, cách phân tích vi mô này ít chú ý đến các thiếu sót trong học thuyết đằng sau mô hình Trung Quốc.
Kể từ khi cải cách và mở cửa thị trường, nền kinh tế phát triển phụ thuộc lớn và thương mại, đầu tư nước ngoài, tiết kiệm nội địa và hiện là thị trường bất động sản. |
Trung Quốc cũng đưa ra những học thuyết làm trụ cột cho triết lý của mình để củng cố cho mô hình phát triển: Đó là khẩu hiệu của 4 sự đổi mới, cải cách, mở cửa, và lý thuyết thực dụng.
Tất cả các học thuyết này là phương pháp để tiếp cận với trung tâm là nền kinh tế. Chúng khiến nền kinh tế của Trung Quốc bùng nổ và tự do.
Việc hoàn thiện quá trình chuyển đổi này đòi hỏi các nền tảng của mô hình Trung Quốc phải được sửa lại với bốn vấn đề: đó là sự kết hợp thực tế của công nghiệp hóa, thị trường hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa, có như vậy thì tăng trưởng của Trung Quốc mới cân bằng giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.
Mô hình Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ toàn cầu hóa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, các chuẩn mực xã hội, sự phát triển văn hóa và hệ thống chính trị đã trở thành một xu hướng không thể cưỡng lại từ những năm 1970. Và khi Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của toàn cầu hóa hơn, sẽ có hai vấn đề chính nảy sinh.
Đầu tiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã có tác động sâu sắc đến cộng đồng quốc tế. Trung Quốc có lịch sử vẻ vang và văn hóa đậm đà. Mỹ chỉ là nước vượt trội trong vòng 50 năm qua, còn Trung Quốc đã từng là nước vượt trội trong quá khứ 2000 năm trước. Rất quan trọng khi hiểu biết về lịch sử Trung Quốc để có thể đánh giá vai trò của đất nước này trong tương lai.
Điều thứ hai, sự phát triển của Trung Quốc không thể tránh khỏi ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Sức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc lớn và thương mại, đầu tư nước ngoài, khoa học và công nghệ, vì vậy tương lai của tăng trưởng Trung Quốc cũng cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc không thể trở thành một quốc gia lãnh đạo thế giới nếu không công nhận các quy tắc và giá trị chung của quốc tế.
Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo trong trật tự toàn cầu hiện nay vẫn theo định hướng của phương Tây. Kinh tế thị trường, hệ thống tư nhân, quyền và nghĩa vụ cá nhân, nền dân chủ đã trở thành niềm tin chung. Dân chủ hiện đại có thể coi là hệ thống chính trị xã hội tốt nhất thế giới hiện nay và nó sẽ tiếp tục phát triển sang nhiều nước khác.
Không thể tránh khỏi, sự tác động qua lại giữa nền kinh tế Trung Quốc và thế giới sẽ khiến đất nước này thay đổi. Theo thời gian, mô hình Trung Quốc sẽ dần mất đi những đặc điểm độc đáo của mình và thu nhận những giá trị chung của quốc tế.
Cần hơn mô hình dân chủ và hiện đại
Tầm quan trọng của thành công kinh tế của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đối với bản thân nền kinh tế, nó còn tạo ra xung đột ngày càng sâu sắc giữa chính phủ và xã hội.
Bởi mô hình Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chính phủ đã trở thành công ty lớn nhất và là người quyết định sản xuất, điều chỉnh và cả thiết lập giá. Điều này dẫn đến hậu quả là bất cứ ai có quyền lực chính trị đều có thể sử dụng quyền lực đó để kiếm tiền, và tham nhũng đã trở thành một phần của hệ thống này.
Việc cố gắng đề hồi sinh Nho giáo cũng không thể thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và vai trò chủ đạo trong trật tự toàn cầu. Nếu Trung Quốc chỉ dựa vào Nho giáo, nước này sẽ không bao giờ có thể thống trị thế giới. Thêm vào đó, một xã hội hài hòa dựa trên Nho giáo mà không có dân chủ thì có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đến một điểm nhất đinh, nhưng khó có thể duy trì sức tăng trưởng dài hạn cho Trung Quốc. |
Kể cả chủ nghĩa Mao mới hay Nho giáo kiểu mới đều không thể đảm báo rằng một Trung Quốc có nền kinh tế mạnh mẽ có thể trở thành một nước có vai trò lãnh đạo được quốc tế công nhận. Trong 30 năm đầu tiên lãnh đạo, chủ nghĩa Mao đã tạo ra một xã hội chủ nghĩa nghèo đói.
Một mô hình phát triển mới cho Trung Quốc cần bảo đảm tính dân chủ hiện đại. Về mặt lý thuyết, quá trình toàn cầu hóa thực sự ở Trung Quốc nên cùng là quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc. Trên thực tế, nếu Trung Quốc chống lại việc thay đổi những nền tảng chính của mô hình Trung Quốc, nó sẽ làm tăng thêm xung đột với toàn cầu hóa.
Theo thời gian, toàn cầu hóa chắc chắn sẽ buộc mô hình Trung Quốc thay đổi để giải quyết những thách thức. Do đó, chính phủ Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa hai vấn đề: chống lại toàn cầu hóa hay phát triển nền dân chủ. Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tiến lên nền dân chủ, nước này sẽ tự giới hạn chính mình và bị xem như một nước tự cho mình là trung tâm bất kể nền kinh tế có phát triển mạnh mẽ như thế nào.
Liệu mô hình Trung Quốc như hiện nay có chiếm ưu thế? Hay Bắc Kinh sẽ vượt qua Washington? Làm thế nào để mô hình Trung Quốc sẽ trở thành một phần của toàn cầu hóa? Chỉ có một phương pháp duy nhất: đưa mô hình dân chủ hiện đại vào trong mô hình phát triển của nước này.
Chắc chắn hơn, cách tốt nhất để Trung Quốc cải cách hệ thống chính trị của mình là bắt đầu từ bên trong. Cải cách chính trị là một nhiệm vụ khó khăn đối với ĐCSTQ. Trung Quốc là một nước lớn với diện tích rộng và dân số đông nhất thế giới, nhưng hầu hết đều ít được tiếp cận với giáo dục và thiếu đi những hiểu biết về dân chủ.
Trong khi tình hình quốc tế lại hết sức phức tạp như thời điểm hiện tại, mỗi lo ngại rằng sai sót trong việc cải cách chính trị có thể sẽ khiến xã hội lâm vào tính thế hỗn loạn. Trung Quốc đã từng gặp phải tình cảnh này trong quá khứ.
Cải cách chính trị ở Trung Quốc sẽ là một quá trình chuyển đổi chậm. Một bước nhảy vọt lên dân chủ là không thực tế và sẽ hy sinh lợi ích của người dân Trung Quốc. Mỗi người dân Trung Quốc cần phải hiểu xã hội ổn định là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của Trung Quốc, và điều này cũng phải nằm trong mô hình phát triển mới của Trung Quốc.
Aaron Friedberg, một học giả nổi tiếng về quan hệ quốc tế Mỹ, đã cho rằng mục tiêu lâu dài của chính sách Mỹ đối với Trung Quốc cũng là khuyến khích việc thay đổi chế độ sang chế độ dân chủ, từng bước bằng phương pháp hòa bình.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đi đến một quyết định: hoặc là giữ lại sự độc quyền của mình hoặc tiến lên để chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Có những quan điểm sai lầm cho rằng duy trì một đảng lãnh đạo và nền dân chủ là không tương thích với nhau. Nếu Trung Quốc loại bỏ việc cải cách, sẽ có nguy cơ mất cả hai điều trên. Và nếu điều này xảy ra, một cuộc cách mạnh đòi đổi mới có thể thực sự xảy ra, và hy vọng vào một Trung Quốc giành quyền lãnh đạo thế giới được quốc tế công nhận sẽ tiêu tan.
Theo VEF
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT