(VietNam7) Một người dự hội nghị BCH VFF ngày 9/9 đã kể chuyện chủ tịch HĐTT QG Nguyễn Văn Mùi nước mắt ngắn dài cho rằng PCT VFF Lê Hùng Dũng đã xúc phạm mình.
(Ở hội nghị tổng kết mùa giải 2011 diễn ra trước đó một ngày, ông Dũng cho rằng việc ông Mùi với tư cách là chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia mà có một con trai đoạt Còi đồng, một con rể đoạt Còi vàng là không ổn).
Ông Mùi lý giải: “Tôi có một con trai, một con rể giành giải nhưng việc bầu chọn là do trọng tài, báo chí, chuyên môn, các nhà làm giải V-League. Tôi chỉ có một phiếu thôi”. Nhiều ủy viên ban chấp hành có mặt tại cuộc họp đã bày tỏ sự đồng cảm với ông Mùi.
Tai hại nằm chính ở chỗ nhiều người đã chia sẻ với ông Mùi theo suy nghĩ đơn giản “tôi chỉ có một phiếu thôi”!
Tôi xin dẫn chứng một chuyện trong lĩnh vực giáo dục. Vào mùa thi, bao giờ Bộ Giáo dục - đào tạo cũng gửi quy chế đến tất cả các địa phương, trong đó luôn nhấn mạnh việc không cho phép giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục làm giám thị, chấm thi khi có người thân ruột thịt như con, anh chị em... dự thi. Ví dụ cha mẹ dạy cấp III và có con thi tuyển vào lớp 10 sẽ không được tham gia bất cứ công việc nào liên quan đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm ấy.
Một cuộc thi tuyển sinh có hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn thí sinh, và có hàng trăm giáo viên tham gia làm giám thị, chấm thi, vậy mà vẫn quy định rất nghiêm ngặt. Ngành giáo dục làm như thế là để vừa giữ cho thầy cô giáo, vừa ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực.
Trong khi đó, cuộc bầu chọn danh hiệu trọng tài xuất sắc nhất trong năm 2011 chỉ có năm ứng viên do hội đồng trọng tài đề cử, và trong đó có đến hai người thân của ông chủ tịch. Một lá phiếu của ông chủ tịch có thể chẳng là gì trong tổng số 97 phiếu bầu chọn. Nhưng liệu lá phiếu của các trọng tài khác có thiên lệch để làm vui lòng ông chủ tịch, nếu có cũng là bình thường.
Đưa câu chuyện của ngành giáo dục đặt bên cạnh chuyện bầu chọn trọng tài, chúng ta thấy ngay được sự bất thường. Và bất thường lớn hơn nữa, đó là chuyện bất thường đã được rất nhiều ủy viên ban chấp hành VFF thấy là bình thường (thậm chí một số tờ báo chuyên ngành thể thao cũng đăng tâm sự của ông Mùi với vẻ chia sẻ)! Thấy bình thường nên họ mới nhìn ông Lê Hùng Dũng bằng đôi mắt “mang hình viên đạn” khi ông đề cập chuyện bất thường.
Ông Mùi lý giải: “Tôi có một con trai, một con rể giành giải nhưng việc bầu chọn là do trọng tài, báo chí, chuyên môn, các nhà làm giải V-League. Tôi chỉ có một phiếu thôi”. Nhiều ủy viên ban chấp hành có mặt tại cuộc họp đã bày tỏ sự đồng cảm với ông Mùi.
Ông Nguyễn Văn Mùi tại buổi họp tổng kết mùa giải 2011. Ảnh: Quang Minh |
Tai hại nằm chính ở chỗ nhiều người đã chia sẻ với ông Mùi theo suy nghĩ đơn giản “tôi chỉ có một phiếu thôi”!
Tôi xin dẫn chứng một chuyện trong lĩnh vực giáo dục. Vào mùa thi, bao giờ Bộ Giáo dục - đào tạo cũng gửi quy chế đến tất cả các địa phương, trong đó luôn nhấn mạnh việc không cho phép giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục làm giám thị, chấm thi khi có người thân ruột thịt như con, anh chị em... dự thi. Ví dụ cha mẹ dạy cấp III và có con thi tuyển vào lớp 10 sẽ không được tham gia bất cứ công việc nào liên quan đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm ấy.
Một cuộc thi tuyển sinh có hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn thí sinh, và có hàng trăm giáo viên tham gia làm giám thị, chấm thi, vậy mà vẫn quy định rất nghiêm ngặt. Ngành giáo dục làm như thế là để vừa giữ cho thầy cô giáo, vừa ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực.
Trong khi đó, cuộc bầu chọn danh hiệu trọng tài xuất sắc nhất trong năm 2011 chỉ có năm ứng viên do hội đồng trọng tài đề cử, và trong đó có đến hai người thân của ông chủ tịch. Một lá phiếu của ông chủ tịch có thể chẳng là gì trong tổng số 97 phiếu bầu chọn. Nhưng liệu lá phiếu của các trọng tài khác có thiên lệch để làm vui lòng ông chủ tịch, nếu có cũng là bình thường.
Đưa câu chuyện của ngành giáo dục đặt bên cạnh chuyện bầu chọn trọng tài, chúng ta thấy ngay được sự bất thường. Và bất thường lớn hơn nữa, đó là chuyện bất thường đã được rất nhiều ủy viên ban chấp hành VFF thấy là bình thường (thậm chí một số tờ báo chuyên ngành thể thao cũng đăng tâm sự của ông Mùi với vẻ chia sẻ)! Thấy bình thường nên họ mới nhìn ông Lê Hùng Dũng bằng đôi mắt “mang hình viên đạn” khi ông đề cập chuyện bất thường.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT