(VietNam7) UBND tỉnh Đắk Lắk cùng Hiệp hội cà phê tỉnh này đang làm các thủ tục để tiến hành khởi kiện doanh nghiệp Trung Quốc đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột không những nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn gắn với một địa danh cụ thể, vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, việc khởi kiện và thắng là hoàn toàn có hy vọng. Theo Hiệp hội cà phê, cao cao Việt Nam, việc các loại nông sản Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại một lãnh thổ nào đó không còn là chuyện lạ. Và lần này, cà phê Buôn Ma Thuột lại bị Công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này, dù thương hiệu cà phê “Buôn Ma Thuột” của Việt Nam đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, có liên quan tới các vấn đề như khí hậu nên không dễ dàng thay đổi.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, cao cao Việt Nam, điều này đồng nghĩa nguy cơ các doanh nghiệp cà phê Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới, do xâm phạm quyền độc quyền có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và nếu không kịp thời hủy bỏ và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý này thì niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, do nhãn hiệu thật, dỏm bị trà trộn.
Theo ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, trợ lý Bộ trưởng Bộ KH-CN, nếu không “đòi’ lại sớm, có thể doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đăng ký bảo hộ ra thế giới, có quốc gia sẽ chấp nhận, cũng có quốc gia sẽ không chấp nhận nhưng khi đó, quá trình đi kiện đòi lại thương hiệu sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều.
Dù đã được đăng ký ký chỉ dẫn địa lý, cà phê Buôn Ma Thuột vẫn bị doanh nghiệp Trung Quốc “xơi” thương hiệu. Ảnh: TNLinh. |
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, cao cao Việt Nam, điều này đồng nghĩa nguy cơ các doanh nghiệp cà phê Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới, do xâm phạm quyền độc quyền có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và nếu không kịp thời hủy bỏ và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý này thì niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, do nhãn hiệu thật, dỏm bị trà trộn.
Theo ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, trợ lý Bộ trưởng Bộ KH-CN, nếu không “đòi’ lại sớm, có thể doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đăng ký bảo hộ ra thế giới, có quốc gia sẽ chấp nhận, cũng có quốc gia sẽ không chấp nhận nhưng khi đó, quá trình đi kiện đòi lại thương hiệu sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều.
Nhãn hiệu Kẹo dừa Bến Tre cũng đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký độc quyền tại nước này. Năm 1999, một doanh nghiệp Việt Nam đã lặn lội sang tận Trung Quốc để khởi kiện và đã thắng kiện. |
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT