(VietNam7) Trong khi người dân Nhật Bản đang kịch liệt phản đối làn sóng Hallyu (sự xâm lấn của văn hoá Hàn Quốc) thì ở Việt Nam, chưa nhiều người làm nghệ thuật thực sự ý thức được điều này.
Các đài truyền hình thay vì đầu tư tiền cho những kịch bản nội chất lượng cao thì lại dễ dàng cấp phép cho những phim “Việt hoá” lên sóng. Theo ông Hà Nam- Trưởng ban Thư ký biên tập Đài Truyền hình VN thì: “Nếu kịch bản chuyển thể tốt, bảo đảm phù hợp với văn hóa, truyền thống của người Việt Nam, chúng tôi vẫn duyệt để sản xuất. Tất nhiên, nếu có kịch bản trong nước tốt, bao giờ cũng được VTV ưu tiên hàng đầu”.
Cảnh trong phim “Ngôi nhà hạnh phúc” phiên bản Việt.
Thế nhưng chính VTV cũng là nơi cấp phép cho những phim Hàn được “Việt hoá” bị khán giả phản ứng như “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Có lẽ nào ta yêu nhau” lên sóng.
Còn về phía các nhà sản xuất, bà Bích Hiền - đại diện cho Công ty BHD cho biết: “Chúng tôi xác định việc “Việt hoá” kịch bản nước ngoài chỉ là giai đoạn tạm thời, là chuyện “cực chẳng đã” trong khi chưa có kịch bản thuần Việt dài tập. Nếu sản xuất phim ngắn tập quá thì không thu hút đủ quảng cáo để nhà sản xuất lấy lại vốn”. Chính vì lý do liên quan đến một vấn đề rất thiết yếu là “đồng tiền bát gạo” này mà phim “Việt hoá” vẫn ngày càng nhiều chứ chưa có xu hướng giảm đi.
Để bảo đảm được phim thuần Việt trên khung giờ vàng phim Việt, cần có một chính sách cụ thể và dài hơi cho việc đào tạo đội ngũ các nhà viết kịch trong nước bởi không thể gột nước lã thành hồ, không có kịch bản hay, lấy đâu ra phim hay.
Một kịch bản được VTV đánh giá là tốt, được trả nhuận bút thuộc vào hàng “khủng” như “Chủ tịch tỉnh”, nghe phong thanh, nhà văn Đình Kính được khoảng trên 200 triệu đồng. Tính ra mỗi tập phim tác giả kịch bản được khoảng gần 7 triệu đồng, một con số cũng chưa hẳn đã cao trong thời buổi này.

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT