Trong ánh nắng chiều vàng rực, chiếc Hyundai Sonata 2010 đen bóng chậm rãi bò trên những bờ đất gồ ghề của dây ruộng rộng 130ha, lúa vụ ba chín vàng đang thu hoạch ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn.
Ông Tư Hiện chạy chiếc Hyundai Sonata 2010 trị giá gần 1 tỉ đồng đi xem công nhân thu hoạch lúa vụ ba 2010.. Ảnh: Hùng An |
Ông Đặng Văn Hiện (Tư Hiện, chủ trang trại Anh Huy) điệu nghệ xoay tay lái, đưa chiếc xe hơi đời mới len lách qua những đống đất bùn lổn nhổn do mấy chiếc máy kéo đang chở lúa từ ruộng vào kho làm rơi vương vãi, ôm ngọt những khúc cua tay áo của bờ ruộng, cười nói: “Chiếc xe này chạy êm thiệt, trị giá gần 1 tỉ đồng đó”.
Hai lúa đời mới
Ông Tư Hiện nhà ở thị xã Châu Đốc, quê gốc Sài Gòn, mười năm trước đang làm công chức ở Tịnh Biên thì xin nghỉ, vô Lương An Trà mua 130ha đất trồng tràm. Chưa thu hoạch được cây tràm nào thì đám rừng sáu năm tuổi bị cháy rụi, mất trắng gần 3 tỉ đồng.
Gom hết vốn liếng, cầm cố nhà cửa, chủ quyền đất, ông Hiện đầu tư gần chục tỉ đồng thuê người móc hết gốc tràm, san bằng mặt đất, xây đê bao khép kín để theo nghề trồng lúa, dù lúc đó miếng đất của ông tới mùa khô thì nước phèn đỏ bầm, đặc quánh như trà quạu.
Đậu chiếc xe đời mới trên bờ mẫu, ông Hiện lội xuống ruộng, đi theo mấy chiếc máy gặt đập liên hợp đang chạy rào rào cắt lúa vụ ba, hào hứng nói: “Bây giờ đất vẫn còn phèn, vốn đầu tư chưa thu hồi hết, nhưng tôi đã làm được ba vụ lúa/năm, năng suất khoảng 15 tấn/ha/năm. So với những vùng khác thì năng suất lúa chưa cao, nhưng đất đang thuần hoá, tương lai năng suất lúa sẽ còn tăng”.
Gom hết vốn liếng, cầm cố nhà cửa, chủ quyền đất, ông Hiện đầu tư gần chục tỉ đồng thuê người móc hết gốc tràm, san bằng mặt đất, xây đê bao khép kín để theo nghề trồng lúa, dù lúc đó miếng đất của ông tới mùa khô thì nước phèn đỏ bầm, đặc quánh như trà quạu.
Đậu chiếc xe đời mới trên bờ mẫu, ông Hiện lội xuống ruộng, đi theo mấy chiếc máy gặt đập liên hợp đang chạy rào rào cắt lúa vụ ba, hào hứng nói: “Bây giờ đất vẫn còn phèn, vốn đầu tư chưa thu hồi hết, nhưng tôi đã làm được ba vụ lúa/năm, năng suất khoảng 15 tấn/ha/năm. So với những vùng khác thì năng suất lúa chưa cao, nhưng đất đang thuần hoá, tương lai năng suất lúa sẽ còn tăng”.
“Suy đi tính lại, tôi quyết định mua xe hơi, vừa làm phương tiện mỗi tuần chạy hơn 40 cây số về thăm vợ con ngoài Châu Đốc, vừa chạy vòng vòng trên bờ mẫu coi máy móc cày xới, bừa trục, đến mùa thu hoạch thì chạy theo giám sát máy gặt đập liên hợp cắt lúa”, ông Hiện kể.
“Có chiếc xe tiện lắm. Đi từ trang trại về thăm nhà không còn cảm giác bất an như khi đi xe gắn máy. Chiều cuối tuần về nhà chở vợ con đi chơi chỗ này chỗ kia, thăm thú nội ngoại bằng xe đẹp, ghi được điểm mười sau cả tuần quần quật đầu tắt mặt tối ngoài đồng ruộng. Quan trọng hơn, từ khi tự lái xe hơi đi quan hệ giao dịch làm ăn, tôi thấy mọi người không còn xem thường như trước”.
“Có chiếc xe tiện lắm. Đi từ trang trại về thăm nhà không còn cảm giác bất an như khi đi xe gắn máy. Chiều cuối tuần về nhà chở vợ con đi chơi chỗ này chỗ kia, thăm thú nội ngoại bằng xe đẹp, ghi được điểm mười sau cả tuần quần quật đầu tắt mặt tối ngoài đồng ruộng. Quan trọng hơn, từ khi tự lái xe hơi đi quan hệ giao dịch làm ăn, tôi thấy mọi người không còn xem thường như trước”.
Không phải để khoe của
Ở Tri Tôn, hình ảnh mấy ông chủ trang trại sáng sáng chạy xe hơi đời mới đi uống càphê, quan hệ giao dịch với ngân hàng, các cơ quan của huyện, đã khá quen thuộc. Ông Trần Văn Mì, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, nói phong trào khởi phát hồi năm 2007, tới nay toàn huyện đã có hơn chục ông chủ trang trại có xe hơi riêng, trong đó riêng xã Lương An Trà đã có bốn người.
“Toàn huyện đang có hơn 1.000 trang trại làm ăn có hiệu quả. Hôm nọ, trong một buổi họp, tôi nghe nhiều ông chủ trang trại bàn bạc sang năm 2011 sẽ mua xe hơi. Nếu các chủ trang trại của huyện đều có xe hơi, bộ mặt nông thôn Tri Tôn sẽ tươi tắn”, ông Mì nói. Ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức), chủ trang trại trồng lúa rộng hơn 100ha ở xã Lương An Trà, là nông dân sắm xe hơi đầu tiên của huyện, chiếc Honda Accord giá hơn 170 triệu đồng.
Bây giờ vẫn chạy chiếc Honda Accord, ông Sáu Đức nói, chiếc xe là phương tiện rất đắc lực của nhà nông. “Mấy ông nông dân sắm xe hơi đi ruộng không phải để khoe của. Phần lớn chủ trang trại đều có ruộng đất xa nơi ở, ngoài làm ruộng họ còn buôn bán lúa giống, vật tư nông nghiệp, di chuyển, giao dịch làm ăn nhiều, nên chiếc xe hơi rất cần thiết.
Nhưng điều quan trọng nhất là đi xe hơi an toàn cho tính mạng, bởi nói thật lòng là hiện nay chúng tôi rất ngại chạy xe gắn máy ra đường vì giao thông vùng nông thôn ngày càng hỗn loạn, tai nạn xảy ra liền liền, thấy sợ quá”, ông Sáu Đức cho biết.
Nhưng cả ông Tư Hiện và ông Sáu Đức đều cho rằng nếu mọi người nghĩ hiện nay làm ruộng sắm được xe hơi là lầm to. “Trồng lúa một năm ba vụ, diện tích hơn trăm hecta nhưng không thể có lời tới mức sắm được xe hơi trong hoàn cảnh người nông dân thường xuyên lỗ lã dù trúng mùa.
Tiền sắm xe là vốn liếng tích cóp từ nhiều năm vừa làm ruộng vừa kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp, lúa giống và làm nhiều nghề khác. Nhưng tôi nghĩ, nếu thị trường lúa gạo ổn định, không còn cảnh được mùa, mất giá nhiều năm liền, thì chuyện những người trồng lúa quy mô lớn tích luỹ được đồng lời để sắm xe hơi đi thăm ruộng là không khó”, ông Sáu Đức nói.
Trong khi đó ông Tư Hiện cho rằng, nếu đời sống nhà nông khá lên, ngày càng có nhiều nông dân tự lái xe hơi đi thăm ruộng, quan hệ giao dịch làm ăn, thì đó là một hình ảnh rất đẹp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xứ lúa miền Tây.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT