Hình ảnh 15 loài vật độc đáo nhất trong số hơn 600 loài mới được phát hiện tại đảo Madagascar.
Vừa qua các nhà khoa học thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã công bố xác định được hơn 615 loài mới, bao gồm 41 loài động vật có vú, 385 loài thực vật, 69 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 17 loài cá và 42 loài không xương sống trên quần đảo Madagascar sau một thập kỉ khám phá từ năm 1999 đến 2010.

Dưới đây là 15 hình ảnh nổi bật nhất trong số hơn 600 loài vừa được phát hiện.

1. Cây cọ nở hoa 100 năm 1 lần


Đây là loài cọ 100 năm mới nở hoa một lần rồi sau đó tự chết đi. Nhóm các nhà khoa học Vườn sinh học Kew Gardens (Mỹ) đang xác định tên và phân tích vòng đời đáng nể của loài cây này và sẽ sớm công bố kết quả.

2. Thú ăn thịt mới nhất


Durrell’s vontsira là loài thú ăn thịt mới nhất đã được tìm thấy lần đầu tiên trong vòng 24 năm trở lại đây. Nhóm nghiên cứu của Quĩ Bảo tồn thiên nhiên Durrell, cùng các tổ chức hợp tác khác đã tìm ra sinh vật này tại vùng hồ Alaotra năm 2010.

3. Vượn cáo có dấu chĩa mới


Loài vượn cáo có dấu chĩa Phaner furcifer mới đã được khám phá trên khu rừng khô của Madagascar. Vượn cáo là cư dân sinh sống cả ở rừng mưa lẫn các vùng cây rậm rạp của rừng savan.

4. Linh trưởng nhỏ nhất


Loài vượn cáo Berthe chỉ nặng 30g và dài 10cm là động vật nhỏ nhất thuộc bộ linh trưởng từng được khám phá.

5. Rắn ăn trăn Liophidiu Pattoni


Liophidiu Pattoni nổi tiếng là loài rắn ăn trăn và các sinh vật mặt đất khác. Mặc dù rắn ăn trăn Liophidiu được tìm thấy trong khu cần được bảo vệ của rừng, nhưng chính khu vực này trước đó lại đã bị con người tàn phá nặng nề.

6. Tắc kè đuôi lá



Loài tắc kè Uroplatus pietschmanni dài 13cm được phát hiện vào năm 2003 trong rừng mưa ven biển phía đông Madagascar, ở độ cao 1000m. Chúng hiếm hơn hầu hết các loài tắc kè khác và chưa ai biết số lượng cũng như phạm vi phân bố loài này trong tự nhiên. Ngay sau khi phát hiện, các nhà khoa học đã xếp tắc kè đuôi lá vào loại cần bảo vệ số một theo luật lệ thế giới.

7. Tắc kè nâu xám màu vỏ cây


Năm 2009, các nhà khoa học đã tìm thấy một loài tắc kè mới nâu xám màu vỏ cây có tên Phelsuma borai. Chính màu da ngụy trang độc đáo của loài được cho là lý do khiến mãi gần đây chúng mới được tìm ra. Tắc kè Phelsuma có khả năng thay đổi màu da nhanh bất thường hơn các loài khác. Da chúng cũng chuyển từ nâu nhạt sang xanh sáng khi cần “quyến rũ” bạn tình.

8. Tắc kè hoa cái Furcifer-timonis


Khi khám phá ra loài vật độc đáo này, các nhà khoa học đã thực sự ngạc nhiên vì họ đã khảo sát trên diện rộng ở khu vực này rất nhiều lần trong hàng năm trước đó. Có khoảng 11 loài tắc kè hoa mới đã được nhận diện từ năm 1999.

9. Tắc kè hoa đực Furcifer-timonis


10. Tắc kè hoa mũi dài


Loài tắc kè hoa mũi dài này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống của chúng đang bị tàn phá nặng nề. Song đáng tiếc, hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều hiểu biết về tập quán sinh học của chúng.

11. Một loài kiến Ma cà rồng chưa được đặt tên


12. Nhện tơ vàng giăng lưới khổng lồ


Loài nhện Nephila Ardentipes có thể giăng tấm lưới tơ vàng khổng lồ có đường kính đến trên một mét. Dữ liệu của các nhà nghiên cứu cho biết số lượng loài này hiện nay chỉ còn rất ít và chúng phân bố ở khu vực hạn chế trong hai địa điểm đa dạng sinh học đang gặp nguy hiểm là Maputaland và Madagascar.

13. Nhái Boophis bottae


Nhái Boophis Bottae là một trong 69 loài lưỡng cư được khám phá trong 11 năm vừa qua. Các loài lưỡng cư ở Madagascar có tính chất quan trọng phổ quát đặc biệt vì sự đa dạng sinh học của chúng phong phú nhất ở hòn đảo này so với toàn trái đất. Nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 46.535 loài lưỡng cư, nhiều gấp đôi ta vẫn tưởng trước đây, 2.850 loài.

14. Nhái Gephyromantis tschenki duy nhất ở Madagascar


Đây là sinh vật duy nhất chỉ có thể tìm thấy ở Madagascar. Môi trường sống của loài này là các vùng ẩm thấp, khe núi hoặc dòng sông của rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

15. Hai con nhái cây Boophis Liliane đang “yêu nhau”


Theo Guardian,Vietnamnet

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT