Các giải thưởng, dù có là Giải thưởng Nhà nước đi chăng nữa thì cũng chỉ là nhất thời, còn tên tuổi của tác giả có sống được với thời gian, có mãi tồn tại trong lòng công chúng thông qua sáng tác của họ hay không mới chính là đẳng cấp.
Đẹp mà không đẹp
Có lẽ đã quá quen thuộc với cảnh kiện cáo quanh các giải thưởng nên nhiều người sẽ bàng quan mà rằng "chuyện ấy xưa như trái đất". Nhưng xem ra những lình xình trong thời gian gần đây về các giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh đã không còn là "chuyện nhỏ" nữa.
Liên tiếp trong một thời gian ngắn, nền nghệ thuật nước nhà đã chứng kiến 2 vụ kiện cáo quanh các giải thưởng. Đó là việc 8 nhạc sĩ tên tuổi gửi đơn phản đối những đề cử Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc năm 2010 và vụ lời qua tiếng lại xung quanh Giải thưởng Nhà nước về các tác phẩm điện ảnh Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân @Chất xám giữa các nhà biên kịch và đạo diễn.
Không riêng gì 2 lĩnh vực trên mà từ lâu, dư luận cũng đã từng biết đến nhiều lời qua tiếng lại rằng ai xứng đáng hay không xứng đáng có mặt trong các hội văn học nghệ thuật địa phương, nhất là tại Hội Nhà văn.
Xem ra, cách hành xử của những người làm công tác sáng tác văn học, nghệ thuật về cái đẹp... gọi chung là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn,  nhưng lại không đẹp, không nhân văn tí nào.
Một sự thật đau lòng xung quanh các kiện cáo này là những người tham gia kiện cáo thường là những "cây đa, cây đề" trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ là người của công chúng, là những người đi trước và cũng là người thầy đáng kính của những người trẻ, người đi sau. Liệu rằng sau những vụ kiện cáo làm ồn ào dư luận thì hình ảnh của họ có ít nhiều bị hoen ố? E rằng là có!
Nhiều người cho rằng họ đã "vạch áo cho người xem lưng" nhưng có lẽ không đơn giản như vậy. Không những "lưng" của mỗi người trong số họ tự vạch ra cho người ta xem mà họ còn tự tay xé rách tấm áo cũ nát đang được khoác 1 cách cẩu thả, gượng gạo trên tấm thân đầy những vết sẹo là cái tổ chức, cái hội mà họ đã và đang tham gia.
Người viết bài này tin rằng, nếu là 1 người hoạt động nghệ thuật chân chính, tận tâm và trong sáng thì ưu tiên hàng đầu của họ là cố gắng tạo ra được các tác phẩm hay, có chất lượng cao, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc để phục vụ khán, thính giả.
Trước và trong khi sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, sẽ không ai nghĩ rằng tác phẩm do mình "mang nặng đẻ đau" đúng nghĩa chỉ để dành tham gia giải thưởng này, giải thưởng kia, bởi 1 điều đơn giản, tác phẩm sinh ra giải thưởng chứ không hề có chuyện giải thưởng sinh ra tác phẩm. Liệu có giải thưởng nào cao quý hơn sự đón nhận và chia sẻ của công chúng?
Có rất nhiều nghệ sĩ đã không còn mặn mà với các giải thưởng. Một số người cho rằng các chuẩn mực để xét giải thưởng hiện nay đã bị tầm thường hóa nên giải thưởng đã không còn giá trị. Số khác thì lại cảm thấy quá mệt mỏi với việc làm hồ sơ, phải "kê khai" thành tích của mình.
Nhưng phần lớn lại cho rằng với cách thức xét giải mang nặng tính xin- cho như hiện nay đã làm cho các giải thưởng không còn giá trị, và thiếu công bằng. Bởi ai mà chẳng biết nơi nào có xin- cho thì nơi ấy vấn nạn chạy chọt hay "đi đêm" sẽ luôn có đất tồn tại.

Tất cả cũng chỉ vì một chữ 'danh' và thói 'hám danh' mà ra. Ảnh minh họa. Tác giả: Khều
Tất cả chỉ vì chữ "danh" mà ra
Việc có những giải thưởng để khích lệ tinh thần và khẳng định những đóng góp của văn nghệ sĩ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung là điều nên làm. Giải thưởng không những là sự ghi nhận của xã hội mà còn là mục tiêu để các văn nghệ sĩ cố gắng phấn đấu sáng tạo các tác phẩm có giá trị để phục vụ công chúng tốt hơn.
Một số ý kiến cho rằng việc kiện cáo liên quan đến các giải thưởng cũng là lẽ thường tình. Những người kiện cáo cũng chỉ đơn giản là đấu tranh cho sự công bằng trước những bất công đã và đang tồn tại bấy lâu nay. Nhưng liệu có ai biết rằng bất công do đâu mà có? Tất cả cũng chỉ vì một chữ 'danh' và thói 'hám danh' mà ra.
Tất cả cũng chỉ vì một chữ 'danh' và thói 'hám danh' mà ra.
Cũng chỉ vì ham hố những giải thưởng này, giải thưởng nọ cốt để lòe thiên hạ mới xảy ra cơ sự luồn lách, chạy chọt, vỗ vai rỉ tai to nhỏ... hòng tìm kiếm giải thưởng như ngày hôm nay.
Có một thực tế đáng nói là hiện nay đang là thời "loạn" các giải thưởng. Các giải thưởng được trao từ cấp xã phường đến cấp trung ương, từ cơ quan này đến tổ chức nọ. Nhưng bức tranh về sáng tác nghệ thuật thì không mấy sáng sủa.
Cũng chỉ vì ham hố những giải thưởng này, giải thưởng nọ cốt để lòe thiên hạ mới xảy ra cơ sự luồn lách, chạy chọt, vỗ vai rỉ tai to nhỏ... hòng tìm kiếm giải thưởng như ngày hôm nay.
Có một thực tế đáng nói là hiện nay đang là thời "loạn" các giải thưởng. Các giải thưởng được trao từ cấp xã phường đến cấp trung ương, từ cơ quan này đến tổ chức nọ. Nhưng bức tranh về sáng tác nghệ thuật thì không mấy sáng sủa.
Có quá nhiều giải thưởng được trao nhưng có mấy ai sáng tác được những tác phẩm để đời? Trong khi đó thì trước kia, đương thời các tác giả như Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Khuyến hay gần hơn là Nam Cao, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý ... đâu quan tâm đến các giải thưởng nhưng đã để lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ, mãi mãi trường tồn với thời gian.
Có lẽ công chúng đã quá ngán ngẩm với việc tranh giành giải thưởng đã và đang xảy ra. Thay vì tốn quá nhiều thời gian và công sức cho việc kiếm tìm chút hư danh, xin hãy dành thời gian và trí tuệ mà sáng tác những tác phẩm phục vụ công chúng.
Ngài Alex Ferguson đã có một câu nói để đời và cũng là một triết lý trong bóng đá, nhưng xem ra vẫn có thể dùng được trong trường hợp này. Đó là: "Phong độ là nhất thời, còn đẳng cấp mới là mãi mãi".
Các giải thưởng, dù có là Giải thưởng Nhà nước đi chăng nữa thì cũng chỉ là nhất thời, còn tên tuổi của tác giả có sống được với thời gian, có mãi tồn tại trong lòng công chúng thông qua sáng tác của họ hay không mới chính là đẳng cấp. Đây quả thật không phải là điều quá khó hiểu đối với những người sáng tạo nghệ thuật.
Hãy biết cư xử nhân văn hơn để xứng đáng với danh xưng mà xã hội đã dành cho các văn nghệ sĩ. Liệu khi mải lo kiện cáo, tranh giành giải thưởng,... các văn nghệ sĩ đã quên mất rằng mình đang thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn chăng?

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT