(VietNam7) Các quốc gia trong danh sách có rất nhiều điểm tương đồng - đó đều là những nước có GDP cao, chỉ một số ít là không nằm trong danh sách top 10 nước GDP cao nhất thế giới. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Mỗi nước cũng là những cường quốc hàng đầu trong ít nhất một ngành công nghiệp.
Theo thống kê từ The Boston Consulting Group, giới doanh nhân đang ngày càng thịnh vượng hơn. Tài sản trên toàn cầu đã tăng lên 8% trong năm 2010, cán mốc 121.5 nghìn tỷ đô la. Con số này được kì vọng sẽ lên tới 162 nghìn tỷ vào năm 2015. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều được sung túc - khoảng cách giàu nghèo ở các nước đang gia tăng nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Tờ 24/7 Wall St., dựa trên báo cáo mới đây của Boston Consulting Group, chọn ra 10 nước có số lượng triệu phú cao nhất trên thế giới. Các nước này sau đó được so sánh với những số liệu như trong đó các triệu phú có tài sản trên 100 triệu đô la là bao nhiêu, hay GDP của mỗi quốc gia như thế nào. Danh sách này cũng đề xuất một vài nguyên nhanh mang lại số lượng triệu phú cao đến vậy, ví dụ như chính sách thuế hay trọng điểm phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Các quốc gia trong danh sách có rất nhiều điểm tương đồng - đó đều là những nước có GDP cao, chỉ một số ít là không nằm trong danh sách top 10 nước GDP cao nhất thế giới. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Mỗi nước cũng là những cường quốc hàng đầu trong ít nhất một ngành công nghiệp.
Trong khi Trung Quốc và Mỹ đều nằm trong danh sách những nước có số lượng tỷ phú nhiều nhất, 2 cường quốc này cũng đều phải đối mặt với mức chênh lệch thu nhập rất lớn - theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Tỷ lệ cá nhân sở hữu tài sản trên 1 triệu đô la chỉ chiếm 0.9% vào năm 2010; tuy nhiên giới triệu phú lại đang nắm giữ 39% tổng tài sản (đã tăng 2% so với con số 37% năm 2009).
Và sau đây là danh sách 10 nước có nhiều triệu phú nhất trên thế giới.
10. Hồng Kông

> Triệu phú: 200,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 223
> GDP (triệu USD): 225,003
Hồng Kông, mặc dù không chính thức là một quốc gia có chủ quyền, trên thực tế có nền kinh tế tự do, rất phát triển thương mại và tài chính quốc tế. Nơi đây có trụ sở của HSBC và Hang Seng Bank - 2 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Đó cũng là nơi ở của Li Ka-shing, người giàu thứ 11 thế giới - theo Forbes. Ở Hồng Kông thuế thu nhập là 15%, không có thuế trên thặng dư vốn (Capital gains tax) hay thuế hàng hóa. Hồng Kông cũng là nước thứ tư có mật độ tập trung triệu phú cao nhất thế giới, với số triệu phú chiếm tới 8.7%.  Nơi đây cũng tỷ lệ triệu phú có tài sản trên 100 triệu đô cao thứ ba thế giới.
9. Pháp

> Triệu phú: 210,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 377
> GDP (triệu USD): 2,582,527 (thứ 5 thế giới)
Nước Pháp có GDP cao thứ năm trên thế giới và cũng là nước đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng.  Trong 15 năm qua, rất nhiều tập đoàn lớn của Pháp, như Air France hay France Telecom, đã tư nhân hóa một phần hay hoàn toàn, và nhờ đó con số triệu phú mới cũng tăng lên, ví dụ như Stephance Richard, CEO của France Telecom.
Hiện tại, nước Pháp đang có chính sách thuế hàng năm đối với công dân Pháp có tài sản hơn 1.1 triệu đô la. Tuy nhiên, chính sách này đã và đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, bao gồm cả từ tổng thống Nicholas Sarkozy, bởi họ coi chính sách đó như lời "đuổi khéo" những công dân giàu sang ra khỏi đất nước mình.
8. I-ta-li-a

> Triệu phú: 270,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 494
> GDP (triệu USD): 2,055,114 (thứ 8 trên thế giới)
So với năm 2009, nước Ý đã bị tụt hạng từ thứ 6 xuống thứ 8 năm 2011. Điều này có thể là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây đã tăng từ 6.2% năm 2007 lên tới 8.4% vào tháng 3/2011. Các nguyên nhân tương tự cũng có thể gây ảnh hưởng cả tới tầng lớp giàu. Nền kinh tế I-ta-li-a hiện có rất nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là dệt may và ô tô.
7. Đài Loan

 
> Triệu phú: 280,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: N/A
> GDP (triệu USD): 430,580 (thứ 24 trên thế giới)
Trong thập kỉ qua, 1 số lượng lớn các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Đài Loan đã tư nhân hóa. Đài Loan cũng là nước nổi tiếng với ngành công nghiệp máy móc điện tử, đóng góp hơn 70% vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Đài Loan hiện đã bắt đầu phải đối mặt với khoảng cách giàu nghèo đáng lo ngại, với con số thu nhập trung bình của 20% dân cư tính từ mức cao nhất trở xuongs gấp tới 6.34 lần con số tương tự của 20% dân cư nghèo nhất. Chính phủ đang xem xét thông qua 1 loại "thuế giàu" với hi vọng giảm thiểu khoảng cách này.
6. Thụy Sĩ

 
> Triệu phú: 330,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 352
> GDP (triệu USD): 523,772 (thứ 19 trên thế giới)
Các ngành dịch vụ ở Thụy Sĩ hết sức phát triển, và đóng góp rất đắc lực vào sự thịnh vượng của nền kinh tế. Gần 10% dân cư có từ 1 triệu USD trở lên - tỷ lệ nhiều gấp hơn 2 lần Mỹ. Thụy Sĩ là trung tâm dịch vụ tài chính lớn như UBS, cũng như các tập đoàn hàng đầu như Novartis và Nestle. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của các đại gia giàu có, một phần bởi tại đây đã có chính sách người nước ngoài không cần phải công bố tài sản của mình. Tuy nhiên, năm 2009, chính sách này đã bị đổi lại, bởi Thụy Sĩ lo ngại sẽ thu hút quá nhiều triệu phú, ví dụ như ca sĩ người Pháp Johnny Hallyday, đã chuyển tới Thụy Sĩ năm 2006 để tránh các loại thuế của Pháp.
5. Đức

> Triệu phú: 400,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 839
> GDP (triệu USD): 3,315,643 (thứ 4 trên thế giới)
Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và cũng đứng thứ 5 về số lượng các triệu phú trên toàn cầu. Đây là quốc gia hàng đầu trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất số lượng lớn máy móc, ô tô và rất nhiều hàng tiêu dùng. Đức cũng là nơi đặt trụ sở Deutsche Bank, ngân hàng quy đổi ngoại tệ lớn nhất trên thế giới; cũng như Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu châu Âu. Tên tuổi của nhiều triệu phú Đức gắn liền với ngành công nghiệp ô tô, ví dụ như gia đình Porsche hay người thừa kế tập đoàn BMW Susanne Klatten.
4. Vương quốc Anh

> Triệu phú: 570,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 738
> GDP (triệu USD): 2,247,455 (thứ 6 trên thế giới)
Mặc dù nước Anh có nguồn tài nguyên than, ga và dầu rất lớn, nguồn chính đóng góp vào GDP lại là các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng và các dịch vụ doanh nghiệp. Só lượng triệu phú tăng lên đáng kể sau khi Đảng Lao động nắm chính quyền vào năm 1997 và thông qua các điều luật cắt giảm thuế - theo tờ Telegraph. Danh sách các nhân vật giàu có nhất nước Anh không thể văng mặt CEO của Virgin - Richard Branson, hay ông trùm thép Lakshmi Mittal, và nữ hoàng Elizabeth.
3. Trung Quốc

> Triệu phú: 1,110,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 393
> GDP (triệu USD): 5,878,257 (thứ 2 thế giới)
Kể từ cuối những năm 1970, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Rất nhiều ngành công nghiệp đã từng đặt dưới sự chỉ huy của chính phủ, như dầu, ga, và thép, đã được tư nhân hóa rất thành công.  Cải cách kinh tế đã mang lại bước nhảy vọt cho kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 1978. Năm 2010, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Theo Boston Consulting Group, tài sản Trung Quốc năm giữ sẽ tăng 18% trong giai đoạn 2010-2015.
Một nhân vật triệu phú Trung Quốc tiêu biểu là Robin Li, người đồng sáng lập và CEO của Baidu - công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tài sản của ông ước tính lên tới 9.4 tỷ đô la.
2. Nhật Bản
 
> Triệu phú: 1,530,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: N/A
> GDP (triệu USD): 5,458,872 (thứ 3 thế giới)
Nền kinh tế Nhật Bản dựa phần lớn vào sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và các công ty tư nhân - hầu hết là qua các khoản hỗ trợ, và những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội Nhật Bản. Các ngành công nghiệp chính của đất nước này gồm có đồ điện tử, ô tô, máy tính, các sản phẩm hóa dầu, sắt, thép và thuốc chữa bệnh. Các tập đoàn hùng mạnh của Nhật, như Toyota, Honda, và Sony, đóng góp rất lớn vào việc duy trì mức GDP cao của đất nước mặt trời mọc.
Các tên tuổi hàng đầu của Nhật Bản bao gồm ông trùm lĩnh vực bán lẻ Tadashi Yanai, và Hiroshi Yamauchi - tên tuổi gắn liền với Nintendo.
1. Hoa Kỳ

 
> Triệu phú: 5,220,000
> Triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD: 2,692
> GDP (triệu USD): 14,657,800 (nền kinh tế số 1 thế giới)
Hoa Kỳ hiện vẫn là quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng triệu phú, cũng như các triệu phú có tài sản trên 100 triệu USD. Nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới này lớn gấp gần 3 lần nước đứng thứ 2 - Trung Quốc. Tuy nhiên, nước Mỹ cũng phải đối mặt với khoảng cách giàu nghèo đáng lo ngại. Theo số liệu  năm 2009, top 20% dân số đóng góp một nửa số thu nhập trên toàn nước Mỹ; trong khi đó, con số đối với 20% cuối chỉ là 3.4%.

Theo VEF

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT