(VietNam7) Tuy kêu lỗ, nhưng trong báo cáo tài chính chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), Petrolimex lại thông báo lãi trên 913 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 lãi tiếp 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng..
Điều hành xăng dầu: “Thích dùng tay hơn dùng đầu”
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo bày tỏ bức xúc tại Hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hiện nay” do Bộ Tài chính tổ chức sáng nay (20/9).
Theo Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Bùi Ngọc Bảo, tính tới tháng 8, Tổng công ty lỗ 1.800 tỷ đồng.
Trong tháng 9, công ty ước lỗ 200 tỷ đồng. Như vậy, lỗ 9 tháng đầu năm 2011 của Petrolimex ước khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trước những con số về mức lỗ của Petrolimex, TS Nguyễn Thị Lan (Học Viện Tài chính) bức xúc khi đưa ra dẫn chứng, tuy kêu lỗ, nhưng trong báo cáo tài chính chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), Petrolimex lại thông báo lãi trên 913 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 lãi tiếp 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng...
Như vậy, chính sự mâu thuẫn và thiếu minh bạch này đã khiến cho người dân phải bức xúc. Vì khi giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng thì luôn chịu cảnh “trên đe dưới búa”, ngân sách nhà nước thì thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.
Lý giải về điều này, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Petrolimex cho rằng: “Các chuyên gia, nhà quản lý và người tiêu dùng hiện nay tỏ ra nghi ngờ về việc Petrolimex lỗ hay lãi và yêu cầu chúng tôi phải công khai con số. Nhưng xăng và dầu lỗ hay lãi, thực tế chúng tôi gộp làm một hết, chỉ tính tổng doanh thu, lợi nhuận. Cũng chính vì thế, mặc dù ở Việt Nam hiện nay có đến 3 Nghị định về quản lý kinh doanh xăng dầu nhưng bản chất không có gì mới”.
Không đồng tình với cách giải thích này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, việc tính lỗ hay lãi của các mặt hàng là cần thiết để nhà quản lý và người dân biết được giá họ đang mua là thấp hay cao và có sự chia sẻ với doanh nghiệp hay không.
“Dù phương thức kinh doanh, hạch toán kiểu nào thì tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp vẫn phải báo cáo được các mặt hàng, cụ thể là xăng và dầu đang lỗ hay lãi và lỗ, lãi bao nhiêu. Tôi không chấp nhận cách lý giải của Petrolimex”, Bộ trưởng Huệ nói.
Còn ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lại nêu lên vướng mắc trong vấn đề điều hành và xác định mục tiêu. Cụ thể nhất là việc Nhà nước vừa muốn bình ổn giá nhưng lại xác định là theo cơ chế thị trường. Do vậy, rất khó để các doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu và rất khó đạt được một mục đích nào.
Ông Dung đề xuất, Nhà nước chỉ nên đưa ra giá trần để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp: “Chúng tôi phải làm theo chỉ đạo là cung cấp đủ hàng cho thị trường, nhưng nếu chúng tôi “chết” thì lại không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. Tôi mong Nhà nước chỉ nên quy định giá trần, còn trong giới hạn đó, để vấn đề giá cho doanh nghiệp quyết định”.
Đồng tình với quan điểm việc điều hành xăng dầu đang có vấn đề cần phải thay đổi, ông Bùi Ngọc Bảo bức xúc nói: “Giá gạo, giá sữa,... có ai nắm được giá gốc là bao nhiêu không? Trong khi giá xăng được cập nhật công khai, liên tục thì lại nói không minh bạch. Thực tế xăng dầu là mặt hàng minh bạch nhất hiện nay. Vấn đề là cơ chế điều hành hiện nay khiến nhiều người hiểu lầm”.
Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, thực ra hiện nay dư luận đang bị tác động từ một số cơ quan báo chí nên cho rằng, điều hành giá xăng dầu thiếu khách quan, minh bạch. Thực tế thì không có gì là bí mật trong điều hành giá xăng dầu hiện nay.
“Ai cũng kêu là giá xăng tăng thì nhanh, giảm thì chậm, tăng nhiều giảm ít...” nhưng không ai hiểu cho là nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ giá thế giới, từ việc hàng tồn kho và các việc trích lập chi phí, quỹ bình ổn...”, ông Thỏa nói.
Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, có một thực tế đang bất cập hiện nay là chúng ta đang điều hành giá xăng dầu theo kiểu “thích dùng tay chân hơn dùng đầu”. Tức là thích dùng biện pháp hành chính hơn là biện pháp kinh tế thị trường.
Chính vì thế, người ngoài nhìn vào thì kinh doanh xăng dầu là siêu lợi nhuận, nhưng thực tế các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cũng đang chết dở, sống dở với xăng dầu.
“Các doanh nghiệp xăng dầu thực sự đang trong tình trạng “trong thối ngoài thơm”. Không ít người còn cho rằng, Nhà nước cũng được hưởng lợi từ kinh doanh xăng nên cho các doanh nghiệp thích làm gì thì làm”, ông Tú cho hay.
Xóa bỏ quỹ bình ổn giá?
Một trong những điểm đáng lưu ý tại hội thảo sáng nay là đề nghị xóa bỏ quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp.
Theo số liệu tổng hợp tình hình trích, sử dụng quỹ Bình ổn giá (BOG) đối với mặt hàng xăng dầu do Bộ Công thương cung cấp sáng nay, tổng mức trích quỹ BOG từ 23/3/2009 đến 30/9/2011 (dự kiến) là 8.454 tỷ đồng.
Trong đó, tổng mức sử dụng quỹ BOG tính đến hết 10h ngày 24/2/2011 là 7.602 tỷ đồng. Như vậy, số dư quỹ BOG đến hết 30/9/2011 là 852 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Công Thương dự kiến từ nay đến 30/9/2011 sẽ không sử dụng quỹ này.
Hiện nay, quỹ BOG được lập để tại doanh nghiệp được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Qũy BOG không thu vào ngân sách nhà nước.
Lý giải về việc xóa bỏ quỹ này, các doanh nghiệp cho rằng, nếu thị trường không có nhiều biến động thì quỹ này mới có lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu thị trường khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ có thể nghỉ bán, đồng nghĩa với việc họ không phải có trách nhiệm với quỹ bình ổn. Như vậy sẽ tạo “gánh nặng” lên vai các doanh nghiệp lớn, vì họ càng bán sẽ càng phải chi ra nhiều hơn. Vì thế, quỹ bình ổn sẽ càng âm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, từ đầu năm 2010 đến nay, nếu không có công cụ quỹ BOG, thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng giá cao hơn và tần suất tăng nhiều lần hơn.
Theo tính toán, nếu không sử dụng quỹ để giá xăng dầu tăng (bằng mức sử dụng quỹ) sẽ tác động làm tăng thêm giá thành lúa 1,09 - 1,16%, cà phê tăng 0,93 - 1,17%, chi phí đánh bắt hải sản xa bờ tăng 10,95 - 11,5%, thép tăng 3%, chi phí vận tải tăng 6%... và làm tăng trực tiếp chỉ số giá tiêu dùng từ 0,33 - 0,494%.
Bộ Công Thương kết luận việc hình thành và sử dụng quỹ là cần thiết, là biện pháp điều tiết giá có hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới đều áp dụng. Bộ cũng đang phối hợp với Kiểm toán nhà nước, các cơ quan liên quan xem xét tổng kết để quỹ hoạt động hiệu quả hơn.
Điều hành xăng dầu: “Thích dùng tay hơn dùng đầu”
Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo bày tỏ bức xúc tại Hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hiện nay” do Bộ Tài chính tổ chức sáng nay (20/9).
Theo Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Bùi Ngọc Bảo, tính tới tháng 8, Tổng công ty lỗ 1.800 tỷ đồng.
Trong tháng 9, công ty ước lỗ 200 tỷ đồng. Như vậy, lỗ 9 tháng đầu năm 2011 của Petrolimex ước khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trước những con số về mức lỗ của Petrolimex, TS Nguyễn Thị Lan (Học Viện Tài chính) bức xúc khi đưa ra dẫn chứng, tuy kêu lỗ, nhưng trong báo cáo tài chính chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), Petrolimex lại thông báo lãi trên 913 tỷ đồng năm 2008, năm 2009 lãi tiếp 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng...
Như vậy, chính sự mâu thuẫn và thiếu minh bạch này đã khiến cho người dân phải bức xúc. Vì khi giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng thì luôn chịu cảnh “trên đe dưới búa”, ngân sách nhà nước thì thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.
Lý giải về điều này, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Petrolimex cho rằng: “Các chuyên gia, nhà quản lý và người tiêu dùng hiện nay tỏ ra nghi ngờ về việc Petrolimex lỗ hay lãi và yêu cầu chúng tôi phải công khai con số. Nhưng xăng và dầu lỗ hay lãi, thực tế chúng tôi gộp làm một hết, chỉ tính tổng doanh thu, lợi nhuận. Cũng chính vì thế, mặc dù ở Việt Nam hiện nay có đến 3 Nghị định về quản lý kinh doanh xăng dầu nhưng bản chất không có gì mới”.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng lỗ hay lãi? Ảnh: N.Y |
Không đồng tình với cách giải thích này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, việc tính lỗ hay lãi của các mặt hàng là cần thiết để nhà quản lý và người dân biết được giá họ đang mua là thấp hay cao và có sự chia sẻ với doanh nghiệp hay không.
“Dù phương thức kinh doanh, hạch toán kiểu nào thì tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp vẫn phải báo cáo được các mặt hàng, cụ thể là xăng và dầu đang lỗ hay lãi và lỗ, lãi bao nhiêu. Tôi không chấp nhận cách lý giải của Petrolimex”, Bộ trưởng Huệ nói.
Còn ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lại nêu lên vướng mắc trong vấn đề điều hành và xác định mục tiêu. Cụ thể nhất là việc Nhà nước vừa muốn bình ổn giá nhưng lại xác định là theo cơ chế thị trường. Do vậy, rất khó để các doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu và rất khó đạt được một mục đích nào.
Ông Dung đề xuất, Nhà nước chỉ nên đưa ra giá trần để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp: “Chúng tôi phải làm theo chỉ đạo là cung cấp đủ hàng cho thị trường, nhưng nếu chúng tôi “chết” thì lại không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. Tôi mong Nhà nước chỉ nên quy định giá trần, còn trong giới hạn đó, để vấn đề giá cho doanh nghiệp quyết định”.
Đồng tình với quan điểm việc điều hành xăng dầu đang có vấn đề cần phải thay đổi, ông Bùi Ngọc Bảo bức xúc nói: “Giá gạo, giá sữa,... có ai nắm được giá gốc là bao nhiêu không? Trong khi giá xăng được cập nhật công khai, liên tục thì lại nói không minh bạch. Thực tế xăng dầu là mặt hàng minh bạch nhất hiện nay. Vấn đề là cơ chế điều hành hiện nay khiến nhiều người hiểu lầm”.
Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, thực ra hiện nay dư luận đang bị tác động từ một số cơ quan báo chí nên cho rằng, điều hành giá xăng dầu thiếu khách quan, minh bạch. Thực tế thì không có gì là bí mật trong điều hành giá xăng dầu hiện nay.
“Ai cũng kêu là giá xăng tăng thì nhanh, giảm thì chậm, tăng nhiều giảm ít...” nhưng không ai hiểu cho là nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ giá thế giới, từ việc hàng tồn kho và các việc trích lập chi phí, quỹ bình ổn...”, ông Thỏa nói.
Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, có một thực tế đang bất cập hiện nay là chúng ta đang điều hành giá xăng dầu theo kiểu “thích dùng tay chân hơn dùng đầu”. Tức là thích dùng biện pháp hành chính hơn là biện pháp kinh tế thị trường.
Chính vì thế, người ngoài nhìn vào thì kinh doanh xăng dầu là siêu lợi nhuận, nhưng thực tế các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cũng đang chết dở, sống dở với xăng dầu.
“Các doanh nghiệp xăng dầu thực sự đang trong tình trạng “trong thối ngoài thơm”. Không ít người còn cho rằng, Nhà nước cũng được hưởng lợi từ kinh doanh xăng nên cho các doanh nghiệp thích làm gì thì làm”, ông Tú cho hay.
Xóa bỏ quỹ bình ổn giá?
Một trong những điểm đáng lưu ý tại hội thảo sáng nay là đề nghị xóa bỏ quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp.
Theo số liệu tổng hợp tình hình trích, sử dụng quỹ Bình ổn giá (BOG) đối với mặt hàng xăng dầu do Bộ Công thương cung cấp sáng nay, tổng mức trích quỹ BOG từ 23/3/2009 đến 30/9/2011 (dự kiến) là 8.454 tỷ đồng.
Trong đó, tổng mức sử dụng quỹ BOG tính đến hết 10h ngày 24/2/2011 là 7.602 tỷ đồng. Như vậy, số dư quỹ BOG đến hết 30/9/2011 là 852 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Công Thương dự kiến từ nay đến 30/9/2011 sẽ không sử dụng quỹ này.
Hiện nay, quỹ BOG được lập để tại doanh nghiệp được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Qũy BOG không thu vào ngân sách nhà nước.
Lý giải về việc xóa bỏ quỹ này, các doanh nghiệp cho rằng, nếu thị trường không có nhiều biến động thì quỹ này mới có lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu thị trường khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ có thể nghỉ bán, đồng nghĩa với việc họ không phải có trách nhiệm với quỹ bình ổn. Như vậy sẽ tạo “gánh nặng” lên vai các doanh nghiệp lớn, vì họ càng bán sẽ càng phải chi ra nhiều hơn. Vì thế, quỹ bình ổn sẽ càng âm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, từ đầu năm 2010 đến nay, nếu không có công cụ quỹ BOG, thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng giá cao hơn và tần suất tăng nhiều lần hơn.
Theo tính toán, nếu không sử dụng quỹ để giá xăng dầu tăng (bằng mức sử dụng quỹ) sẽ tác động làm tăng thêm giá thành lúa 1,09 - 1,16%, cà phê tăng 0,93 - 1,17%, chi phí đánh bắt hải sản xa bờ tăng 10,95 - 11,5%, thép tăng 3%, chi phí vận tải tăng 6%... và làm tăng trực tiếp chỉ số giá tiêu dùng từ 0,33 - 0,494%.
Bộ Công Thương kết luận việc hình thành và sử dụng quỹ là cần thiết, là biện pháp điều tiết giá có hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới đều áp dụng. Bộ cũng đang phối hợp với Kiểm toán nhà nước, các cơ quan liên quan xem xét tổng kết để quỹ hoạt động hiệu quả hơn.
Theo VTC |
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT