Một nước nghèo với mặt bằng dịch vụ thiếu thốn nhưng cái gì cũng đắt đỏ là những gì du khách bất ngờ thấy, ngay khi đặt chân đến Việt Nam.
Anh Emmanuel, một du khách Pháp đã đưa ra ví dụ đơn giản về vấn đề này: “Ở ngay giữa Siêm Riệp, tôi chỉ cần bỏ ra 1 USD là có một xuất cơm hải sản rất tươi ngon. Còn ở Việt Nam, khi đến các điểm du lịch cũng với 20.000 đồng tôi thực sự cảm thấy khó khăn nếu muốn chọn một cái gì đó để ăn. Hay như 5 ngày tôi đi du lịch mấy thành phố lớn của Thái Lan ở khách sạn 4 sao, tổng chi phí chỉ hết chưa đầy 300 USD, trong khi bay khứ hồi chặng Hà Nội-TP.HCM đã hết 200 USD”.
Manuel cũng chỉ ra rằng, lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây vài năm, anh ta thuê một phòng ở khách sạn 5 sao chỉ 70-80 USD nhưng lần này trở lại giá đã không dưới… 200 USD. Còn phòng nghỉ bình dân ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ cũng khó có giá dưới 300.000 đồng/ngày.
Câu chuyện nhỏ với phép tính đơn giản của một du khách nước ngoài khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. Dịch vụ ở Việt Nam nghèo nàn mà vẫn đắt đỏ?! Là bởi, các doanh nghiệp trong nước vẫn làm ăn kiểu manh mún nên chưa thể tạo ra một loại hình dịch vụ tổng hợp.
Khi mà các doanh nghiệp du lịch chưa liên kết lại với nhau như vậy để cùng tính chuyện làm ăn lâu dài thì khi đó khách hàng vẫn chịu cảnh bị móc túi.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương quan ngại: “Sự phối hợp giữa các ban ngành trong lĩnh vực du lịch còn yếu, du lịch chưa có sự kết hợp với ngoại giao, thương mại… nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu năng lực về cả tài chính, nhân lực cũng như quản lý".
Tuy nhiên, Giáo sư chuyên về Marketing, đồng thời là Giám đốc khoa học chương trình Master chuyên ngành quản trị y tế của trường ESCP Europe (Paris) kiêm giảng viên mời của CFVG (Hà Nội – TP.HCM) Frédéric Jallat tỏ ra khá lạc quan về tình hình du lịch ở Việt Nam.
“Hình ảnh của Việt Nam sau những tác động của lịch sử để lại được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Những người châu Âu như tôi khi đến đất nước của các bạn thậm chí còn thấy an toàn hơn khi ở nước mình. Như khi đi trên chuyến bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines chẳng hạn, tôi thấy nguy cơ bị tấn công, khủng bố ít hơn rất nhiều so với việc nếu tôi chọn đi với một công ty hàng không của Mỹ hay châu Âu”, vị chuyên gia nói.
Lời khuyên ông Jallat dành cho những người làm du lịch ở Việt Nam là: “Phải làm thế nào để phát huy được hình ảnh thân thiện và an toàn đó, đặc biệt trong mối tương quan với các nước láng giềng. Bởi, các hoạt động du lịch không phải là lĩnh vực có thể tổ chức gia công lại và nó chỉ có thể nằm trong một nước. Những giá trị của cải được tạo ra từ du lịch đó sẽ không thể xuất khẩu ra nước ngoài”.
Anh Emmanuel, một du khách Pháp đã đưa ra ví dụ đơn giản về vấn đề này: “Ở ngay giữa Siêm Riệp, tôi chỉ cần bỏ ra 1 USD là có một xuất cơm hải sản rất tươi ngon. Còn ở Việt Nam, khi đến các điểm du lịch cũng với 20.000 đồng tôi thực sự cảm thấy khó khăn nếu muốn chọn một cái gì đó để ăn. Hay như 5 ngày tôi đi du lịch mấy thành phố lớn của Thái Lan ở khách sạn 4 sao, tổng chi phí chỉ hết chưa đầy 300 USD, trong khi bay khứ hồi chặng Hà Nội-TP.HCM đã hết 200 USD”.
Manuel cũng chỉ ra rằng, lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây vài năm, anh ta thuê một phòng ở khách sạn 5 sao chỉ 70-80 USD nhưng lần này trở lại giá đã không dưới… 200 USD. Còn phòng nghỉ bình dân ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ cũng khó có giá dưới 300.000 đồng/ngày.
Câu chuyện nhỏ với phép tính đơn giản của một du khách nước ngoài khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. Dịch vụ ở Việt Nam nghèo nàn mà vẫn đắt đỏ?! Là bởi, các doanh nghiệp trong nước vẫn làm ăn kiểu manh mún nên chưa thể tạo ra một loại hình dịch vụ tổng hợp.
Khi mà các doanh nghiệp du lịch chưa liên kết lại với nhau như vậy để cùng tính chuyện làm ăn lâu dài thì khi đó khách hàng vẫn chịu cảnh bị móc túi.
Du khách nước ngoài có ấn tượng tốt đẹp với Việt Nam. Ảnh: VnExpress |
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương quan ngại: “Sự phối hợp giữa các ban ngành trong lĩnh vực du lịch còn yếu, du lịch chưa có sự kết hợp với ngoại giao, thương mại… nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu năng lực về cả tài chính, nhân lực cũng như quản lý".
Tuy nhiên, Giáo sư chuyên về Marketing, đồng thời là Giám đốc khoa học chương trình Master chuyên ngành quản trị y tế của trường ESCP Europe (Paris) kiêm giảng viên mời của CFVG (Hà Nội – TP.HCM) Frédéric Jallat tỏ ra khá lạc quan về tình hình du lịch ở Việt Nam.
“Hình ảnh của Việt Nam sau những tác động của lịch sử để lại được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Những người châu Âu như tôi khi đến đất nước của các bạn thậm chí còn thấy an toàn hơn khi ở nước mình. Như khi đi trên chuyến bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines chẳng hạn, tôi thấy nguy cơ bị tấn công, khủng bố ít hơn rất nhiều so với việc nếu tôi chọn đi với một công ty hàng không của Mỹ hay châu Âu”, vị chuyên gia nói.
Lời khuyên ông Jallat dành cho những người làm du lịch ở Việt Nam là: “Phải làm thế nào để phát huy được hình ảnh thân thiện và an toàn đó, đặc biệt trong mối tương quan với các nước láng giềng. Bởi, các hoạt động du lịch không phải là lĩnh vực có thể tổ chức gia công lại và nó chỉ có thể nằm trong một nước. Những giá trị của cải được tạo ra từ du lịch đó sẽ không thể xuất khẩu ra nước ngoài”.
(Theo TTXVN)
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT