(VietNam7) Đêm tân hôn, thay cho những phút ân ái phu thê, đức lang quân chỉ được phép ngồi cạnh tâm tình và nhường cho kẻ khác lấy đi trinh tiết của vợ…

Đó là tục kỵ động phòng với “Hoàng hoa khuê nữ” đã tồn tại lâu đời tại một số dân tộc thiểu số miền Nam Trung Quốc. “Hoàng hoa khuê nữ” là cách gọi những thiếu nữ hãy còn trinh trắng. Thời xưa, các nữ nhi chưa chồng thường thích cài một nhành hoa vàng trên tóc. Trong bài dân ca “Mộc lan từ” thời Bắc triều có câu: “Đối kính thiếp hoa hoàng”. Hoa vàng biểu trưng cho cho sắc màu thanh khiết, biểu thị cho sự trinh tiết của người con gái.

Chỉ được phép tâm tình trò chuyện, kỵ động phòng hoa chúc là phong tục kỳ lạ tồn tại ở một số dân tộc thiểu số miền Nam Trung Quốc thời xa xưa.

Vậy vì sao lại quan niệm động phòng là một việc đại kỵ trong đêm tân hôn? Với một số dân tộc thiểu số thuộc miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là những vùng miền phát triển văn hóa lúa nước, tín ngưỡng thờ cúng và tôn sùng thần thánh ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống thường ngày. Mỗi vụ thu hoạch, nông sản trước hết phải dâng lên cúng tế thần nông, vừa để thể hiện lòng tôn kính tột bậc, vừa cầu mong  thần che chở phù hộ cho mùa màng năm tới lại bội thu.
Với ý thức sùng tín tuyệt đối này, người thời đó không tiếc của cải vật chất xây những điện thờ nguy nga, tráng lệ, tạc những tượng thần tinh xảo, tốn nhiều công sức và dâng lên thần linh những lễ vật quý giá nhất. Do vậy, sự trinh trắng của người các “Hoàng hoa khuê nữ” thời xưa cũng được xem là tế phẩm đặc biệt mà các vị thần có quyền được hưởng.

Trinh tiết của "Hoàng hoa khuê nữ" không dành cho kẻ phàm tục mà phải dâng hiến lên những người đại diện của thần linh.

Nếu tự ý phá bỏ trinh tiết sẽ bị xem là chuyện thất lễ, đáng bị thần linh quở trách, trừng phạt. Do vậy, dù đã chính thức nên duyên vợ chồng, nhưng động phòng trong đêm tân hôn là điều cấm kỵ mà các đức lang quân luôn phải tuân thủ. Bù lại những phút ân ái phu thê, với thân phận phàm trần, tân lang chỉ được phép ngồi bên thủ thỉ trò chuyện với tân nương. Và thủ lĩnh bộ lạc, tù trưởng, chúa đất hoặc pháp sư, thầy phù thủy…, những người được xem là đại diện cho thần linh, sẽ có quyền động phòng hoa chúc, lấy đi trinh tiết của khuê nữ. Tại một số quốc gia châu Âu thời trung cổ cũng tồn tại quan niệm kỳ lạ này, thậm chí xem đây là luật định mang tính pháp lý. Các thiếu nữ đồng trinh dù ấm ức trong lòng cũng đành cam chịu hiến thân cho tầng lớp quý tộc, quan lại phong kiến hoặc chủ nô trong đêm đầu tiên.

Theo Đất Việt

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT