Osama bin Laden khiến Mỹ tiêu tốn hết 3.000 tỉ USD mới tiêu diệt được trong suốt 15 năm qua. Và người ta còn quy kết Bin Laden là “thủ phạm” của hàng loạt tai họa về kinh tế của Mỹ.

Vì lời tuyên bố ngông cuồng của bin Laden: “Chúng tôi muốn nước Mỹ chảy máu đến mức phá sản", Mỹ đã dốc ngân sách tương đương 1/5 tổng sản phẩm nội địa quốc gia trong một năm, nhiều hơn cả toàn bộ ngân sách hoạt động của chính phủ năm 2008 để tiêu diệt bằng được kẻ chủ mưu của thảm họa 11/9/2001.
Bin Laden đã khiến Mỹ phải tăng cường chi tiêu cho việc hiện đại hóa vũ khí, từ máy bay phản lực, tên lửa, đến xe tăng và máy bay ném bom tầm xa. Bên cạnh đó là tăng chi tiêu cho cơ quan tình báo và an ninh quốc phòng. Khoảng 1.000 tỉ USD được chi cho các mục tiêu này.

Cái giá của cuộc chiến chống lại bin Laden, cộng tất cả những chi phí kể trên ít nhất là 3.000 tỉ USD. Con số này tương hơn 15% nợ quốc gia phát sinh trong thập kỷ qua. Điều này khiến nợ quốc gia, chứ không phải bin Laden, trở thành mối đe dọa lớn nhất của an ninh quốc gia Mỹ.


Bên cạnh nguồn ngân sách chi cho việc tiêu diệt trùm khủng bố này, nhiều ý kiến còn cho rằng, chính bin Laden là người đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Ngay sau vụ 11/9, Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã phải hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.


Để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, các nhà đầu tư bắt đầu vét sạch trái phiếu thế chấp. Nhằm tạo thêm trái phiếu có lợi nhuận cao hơn nữa, các khoản vay được cung cấp cho những khách hàng đầy rủi ro, chính những người này đẩy giá nhà lên cao ngất và tạo bong bóng bất động sản. Cuối cùng, hàng nghìn người vay không có khả năng trả nợ. Thị trường trái phiếu bắt đầu xấu đi. Khủng hoảng tài chính bùng phát.

Tác giả E. Klên (E. Klein) trong một bài viết của mình đã nói rằng, cuộc chiến do Bin La-đen phát động chống lại Mỹ chủ yếu là một cuộc chiến về kinh tế. Y cố gắng làm người Mỹ phá sản và tìm cách giết nhiều người nhất có thể. Và, khi không đạt được mục tiêu, Bin La-đen trở lại với kế hoạch B, bắt người Mỹ chi tiền vào những khoản họ không mong muốn.

Trong một phân tích, hai giáo sư khoa học chính trị Giôn Miu-lơ (John Mueller) của Đại học Bang Ohio và Mác Xti-uốt (Mark Stewart) của Đại học Newcastle ở New South Wales kết luận rằng, chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân đã chi hơn 1 nghìn tỷ USD để bảo đảm an ninh nội địa kể từ sau loạt vụ khủng bố 11/9.

Khi đưa ra con số 1 nghìn tỷ USD cộng dồn trong một thập niên qua, hai vị giáo sư trên đã tính thêm nhiều khía cạnh khác nữa. Chẳng hạn, sự chờ đợi tại các sân bay trung bình tăng 20 phút kể từ khi bắt đầu các biện pháp an ninh tăng cường. Như vậy, khoảng thời gian này đã tốn của người dân khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, một trong những chi phí lớn nhất theo phân tích của hai giáo sư là cái gọi là gánh nặng thiệt hại về lợi ích của người tiêu dùng, dao động trong khoảng 245 tỷ USD trong 10 năm qua. Theo các giáo sư, số tiền này bao gồm các khoản lỗ của hoạt động kinh tế từ việc tăng thuế để chi trả cho các biện pháp tăng cường an ninh.
Theo Vnmedia 

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT