Chỉ huy quân sự hàng đầu của Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức đã dành trọn vẹn 15 phút để không ngừng chỉ trích Mỹ trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ở Bắc Kinh gần đây - tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 18/7 đăng bài bình luận.
Ở cương vị Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ông Trần nói: "Là một siêu cường, Mỹ chỉ nói này, nói nọ với các nước khác, nhưng lại không bao giờ lắng nghe khi các nước khác thể hiện mình theo cách tương tự”. Ông nhấn mạnh, các hành động của Mỹ cho thấy họ muốn “áp đảo” nước khác.
Bình luận của ông Trần là không hợp lý và vi phạm nghi thức ngoại giao. Thông thường, một cuộc họp giữa các quan chức ngoại giao được công khai cho báo chí là thời điểm để trao đổi những lời chào hỏi và các bình luận bình thường khác, và các quan chức luôn luôn hạn chế ý kiến của mình về các vấn đề song phương.
Chỉ huy quân sự hàng đầu của Trung Quốc, tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: chinaelectionsblog |
Ông Trần nhấn mạnh, Hàn Quốc cũng “cần phải cảm nhận theo cách tương tự” cho dù có liên minh với Mỹ nhưng nói rằng ông khá hiểu nếu Seoul “khó có thể thẳng thắn với Mỹ”.
Ông này còn than phiền về chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen. Ông nói Washington và Bắc Kinh “khó chịu” vì những nghi thức ngoại giao thái quá. “Những chuẩn bị quá tỉ mỉ như thế không tốt cho quan hệ song phương. Tôi không nghĩ Seoul và Washington sẽ chuẩn bị quá thận trọng và tỉ mỉ như thế nếu Mullen tới Seoul”.
Theo giới phân tích, cơn giận “bột phát” như vậy đặt Seoul vào tình thế khó xử. Ông Kim đã cố gắng làm dịu tình hình bằng đề xuất, Seoul và Bắc Kinh “tăng cường hợp tác và trao đổi quân sự song phương”, theo một quan chức bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Trước đó, trong cuộc gặp đầu tháng này với Đô đốc Mike Mullen, ông Trần đã chỉ trích việc Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung ở Biển Đông là không thích hợp, và thúc giục Washington kiềm chế từ việc can thiệp trong khu vực.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức còn thúc giục Mỹ “khiêm tốn và thận trọng hơn trong lời nói và hành động” giữa lúc căng thẳng gia tăng xung quanh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về vùng biển chiến lược, giàu tài nguyên và chỉ trích Washington về chi tiêu quân sự.
Giới phân tích coi đó là những tuyên bố mang tính khiêu khích khác thường trước một quan chức nước ngoài viếng thăm. Ông Trần còn cáo buộc Mỹ “đặt quá nhiều áp lực lên vai người đóng thuế” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, về phần mình, ông Mullen đã nói rằng, Mỹ đã duy trì sự hiện diện lâu dài trong khu vực và cam kết này tiếp tục như thế. Ông nói: "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế”. Đó có thể là lý do vì sao ông Trần lại bày tỏ sự thất vọng với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc.
Trung Quốc không ngừng nỗ lực gia tăng sự kiểm soát độc quyền với Biển Đông - vùng biển kết nối các nước Đông Nam Á, và biển Hoa Đông, nơi kết nối Hàn Quốc với Nhật Bản. Một cuộc tranh giành quyền lực là không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Mỹ - nước đang chứng kiến ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc chưa đủ khả năng cho một cuộc đối đầu vũ trang với Mỹ và thay vào đó là chọn lựa cách gia tăng áp lực với các đồng minh của Washington trong khu vực. Những bình luận mà ông Trần đưa ra phản ánh chiến lược này.
Nó cũng báo trước cho cách hành xử tương lai của Trung Quốc và giống như lời cảnh báo tới các láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, chọn lựa này không thích hợp với vị thế toàn cầu của Trung Quốc và khiến các nước láng giềng thêm nghi ngờ về những ý định của Bắc Kinh.
Nó cũng báo trước cho cách hành xử tương lai của Trung Quốc và giống như lời cảnh báo tới các láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, chọn lựa này không thích hợp với vị thế toàn cầu của Trung Quốc và khiến các nước láng giềng thêm nghi ngờ về những ý định của Bắc Kinh.
theo Chosun, Vnn
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT